Dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, cuộc chiến năng lượng giữa Nga và phương Tây đã bắt đầu?

Nga đang thực hiện một bước trả đũa mà Mỹ và các đồng minh đã dự báo trước - đó là cắt xuất khẩu khí đốt sang hai quốc gia châu Âu - một động thái làm leo thang căng thẳng và làm dấy lên lo ngại về khả năng Nga mở rộng cuộc chiến năng lượng sang các quốc gia khác.

Chính quyền TT Biden từ lâu đã cảnh báo rằng, Nga sẽ vũ khí hóa hoạt động xuất khẩu năng lượng của mình và đã tìm cách hợp tác chặt chẽ với các đồng minh châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu của Nga.

httpscdn.cnn.comcnnnextdamassets.jpg
Châu Âu đã có các bước chuẩn bị đối phó với việc Nga dừng cung cấp khí đốt.

"Người châu Âu có kế hoạch thực sự để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga", Ngoại trưởng Antony Blinken nói với các nhà lập pháp hôm thứ Ba (26/4).

Nga quyết định cắt nguồn cung khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria và điều này, theo các chuyên gia, nó đánh dấu một canh bạc rủi ro đối với Điện Kremlin, vốn đang tìm cách buộc châu Âu phải trả tiền nhập khẩu năng lượng bằng đồng RUB thay vì USD hoặc euro để nâng cao sức mạnh đồng nội tệ của Nga, vốn đang bị căng thẳng áp lực từ các lệnh trừng phạt toàn cầu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm thứ Tư (27/4) cho biết, các nước láng giềng đang cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria trong thời gian Nga phong tỏa và cảnh báo các công ty năng lượng không vi phạm các lệnh trừng phạt của châu Âu và Hoa Kỳ bằng cách thanh toán tiền nhập khẩu khí đốt bằng đồng RUB.

“Các công ty có hợp đồng như vậy không nên tuân theo yêu cầu của Nga. Điều này sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt và gây rủi ro cao đối với các công ty”, bà von der Leyen nói.

Thông báo tạm dừng cung cấp khí đốt cho 2 nước châu Âu của Nga đã tạo ra phản ứng từ phương Tây. Bà Von der Leyen cáo buộc Nga tống tiền, trong khi Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết đây là một ví dụ về việc Nga “gần như vũ khí hóa” nguồn cung cấp năng lượng của mình.

Daniel Yergin, một chuyên gia năng lượng và là tác giả của “Bản đồ mới: Năng lượng, Khí hậu và Xung đột giữa các quốc gia” cho biết: “Đó là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy sự leo thang của cuộc chiến trên mặt trận năng lượng”.

Bulgaria và Ba Lan phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, mặc dù Yergin lưu ý rằng Ba Lan có kết nối với thị trường Đức và có thể nhập khẩu khí đốt của Nga từ Đức.

screen_shot_2022-02-14_at_19.30.jpg
Nga là nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu.

Ba Lan cũng đã thực hiện các bước đi trước để tích trữ nguồn cung cấp khí đốt của mình, giữ khoảng 76% dự trữ vào cuối mùa để đề phòng sự trả đũa của Nga.

Daniel Fried, cựu đại sứ tại Ba Lan và là thành viên cấp cao của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: “Có vẻ như người Ba Lan chắc chắn, và tôi nghĩ người Bulgaria cũng như thế”.

Các chuyên gia cho biết tình hình này có thể thúc đẩy các nỗ lực của châu Âu trong việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga nghiêm ngặt hơn, điều mà các quan chức đã thảo luận, chắc chắn sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế Nga vốn đã suy yếu.

Rachel Ziemba, một thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ cho biết: “Tôi nghĩ rằng điều này, nếu có, có lẽ sẽ làm tăng quyết tâm của nhiều thành viên châu Âu trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga’. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng điều này có nguy cơ gây chia rẽ châu Âu.

Ziemba cho biết việc không còn nhận năng lượng từ Nga có thể thúc đẩy sự gia tăng giá khí đốt tự nhiên, bao gồm cả ở Mỹ, nơi đang gia tăng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu để giúp các quốc gia châu Âu ngừng sử dụng khí đốt của Nga.

Vào chiều thứ Tư, trong vòng vài giờ sau quyết định của Nga, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã thông báo về việc cho phép xuất khẩu từ hai dự án khí đốt tự nhiên lỏng mới có trụ sở tại Texas và Louisiana.

Mặc dù bộ không đề cập cụ thể đến Ba Lan hoặc Bulgaria trong thông báo, nhưng thông báo lưu ý rằng, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lỏng lớn nhất và cho biết sẽ “tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng toàn cầu.

Thư ký báo chí Nhà trắng, bà Psaki nói với các phóng viên rằng, Hoa Kỳ đã liên lạc với các quan chức Bulgaria và Ba Lan kể từ khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho hai quốc gia này..

Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm thứ Tư, phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện trước khi Nga tuyên bố cắt nguồn cung cấp khí đốt, cho biết Hoa Kỳ đã chuyển hướng "một lượng đáng kể" LNG sang châu Âu để giúp nước này chuyển khỏi khí đốt của Nga giữa cuộc chiến ở Ukraina.

polandgasrefinery_042722_ap-czar.jpg
Mỹ đang tăng cường xuất khí đốt sang châu Âu.

Việc cung cấp khí đốt tự nhiên sang châu Âu bao gồm việc giao 15 tỷ mét khối (bcm) LNG mà TT Biden đã công bố vào tháng 3 khi ông cùng với bà von der Leyen tuyên bố thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung của Hoa Kỳ-EU nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga.

Theo một tuyên bố của lực lượng đặc nhiệm vào thời điểm đó, Mỹ đang tìm cách tăng lượng cung cấp LNG lên 50 bcm cho châu Âu mỗi năm cho đến ít nhất là năm 2030.

Ông Blinken cho biết chính quyền cam kết tăng cường xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ.

“Tổng thống đã thúc giục các nhà sản xuất trong nước tăng tốc sản xuất. Có… hàng nghìn giấy phép chưa sử dụng và hy vọng chúng sẽ được sử dụng để tăng sản lượng”, ông nói.

Khoảng 9.000 hợp đồng liên quan đến dầu khí trong nước hiện chưa được sử dụng, và chính quyền TT Biden đã thường xuyên viện dẫn đây là các nguyên nhân khiến giá khí đốt cao.

Tuy nhiên, có những giới hạn đối với những gì Mỹ có thể làm để hỗ trợ các đối tác châu Âu của mình, đặc biệt là những nước như Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga.

Samantha Gross, Giám đốc Sáng kiến ​​An ninh Năng lượng và Khí hậu tại Viện Brookings cho biết: “Tôi cảm thấy như họ đang làm mọi thứ mà họ có thể làm được. Tổng thống không có nhiều điều để nói về việc dầu và khí đốt đi đâu”.

Ông Yergin cho rằng chính quyền TT Biden sẽ là khôn ngoan khi tăng cường đối thoại với các công ty năng lượng. Ông chỉ ra các cuộc khủng hoảng trong quá khứ như cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, cuộc khủng hoảng mà chính phủ Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ hơn với ngành công nghiệp trong cách giải quyết các vấn đề về nguồn cung.

“Điều đó chưa xảy ra ở đây”, ông nói thêm.

NGUYỄN MINH