1. Ép con ăn, chính bạn là người khiến con ăn cháo với stress!
Ép con ăn là chuyện khá phổ biến trong các gia đình Việt. Vì lo sợ con còi cọc, ốm yếu… nhiều bà mẹ sẵn sàng làm đủ mọi cách khác nhau để ép con ăn bằng được.
Các món ngon kích thích trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. |
Nhiều mẹ cho con ăn với cái roi kè kè bên cạnh. Mỗi miếng ăn – mỗi lần dọa nạt. Bữa ăn trở thành chiến trận, mẹ – con “đánh vật” nhau bằng bát cháo. Con sợ hãi, khóc lóc, nôn ọe. Mẹ mệt mỏi, cáu kỉnh.
Khi việc ép ăn kéo dài, trẻ sẽ ghi nhớ thời điểm cho ăn là thời điểm đáng ghét, không vui vẻ, và sợ hãi thức ăn. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ tự tăng hoocmon cortisol, làm giảm sự phát triển chiều cao và hệ miễn dịch, gây những hệ lụy khôn lường tới tâm lý của trẻ.
2. Tai hại vô cùng khi dỗ con ăn bằng tivi, điện thoại, đồ chơi
Mẹ đã bao giờ cho con xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình, clip đồ chơi trên Ti vi, điện thoại để dỗ con ăn?
Mẹ đã bao giờ bế con khắp đầu làng cuối xóm, công viên, chỉ để “lừa” cho con ăn hết bát cháo?
Nếu có, hãy dừng lại ngay! Bởi việc làm đó chính là thói quen có hại, khiến con mất cảm giác vào thức ăn, không thiết tha tới vị giác. Đó không phải là ăn, đó chỉ là phản xạ há và nuốt.
Với tâm lý chỉ muốn “nuốt cho trôi”, hệ răng miệng của trẻ tự nhiên “thừa mứa” vì không được sử dụng. Những vấn đề răng miệng sẽ nảy sinh, trẻ dễ nôn trớ khi gặp các loại thức ăn to và cứng hơn dẫn tới việc chán ăn, chậm tăng cân.
Món ăn được trang trí đẹp mắt kích thích sự hào hứng với đồ ăn của bé! |
3. Đừng nghĩ con còn bé, nên không biết lựa chọn!
Con còn bé nhưng con đã có tư duy riêng của mình. Những phản ứng của con như không chịu nhai, nuốt, nôn ọe, chính là khi con muốn nói “Con không thích ăn thứ này!”.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của con. Chẳng ai muốn ăn những thứ mà mình không muốn. Tư duy non nớt của trẻ nhìn và phân biệt mọi thứ trước tiên là qua màu sắc, hình dạng và xúc giác rồi khi đưa vào miệng thì mới có vị giác. Thế nên, mẹ hãy đưa ra các lựa chọn vừa bổ dưỡng, vừa đẹp mắt. Việc của bé là chọn món ăn theo ý mình và quyết định sẽ ăn bao nhiêu.
Mẹ nhớ nhé, chỉ cần không “ăn dơ” và “ăn dở”, hãy tôn trọng sự lựa chọn của bé. Có vậy, bé mới ăn ngon lành và tăng cân đều đặn.
4. Nghĩ con cứ ăn nhiều là sẽ tăng cân thì mẹ nhầm to!
Có một sự thật khá phũ phàng đó là không phải bất cứ trẻ nào ăn tốt là đều bụ bẫm, đạt cân nặng chuẩn.
Không phải bất cứ trẻ nào ăn tốt là đều bụ bẫm, đạt cân nặng chuẩn. |
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều mà không tăng cân như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cân bằng dinh dưỡng, trẻ bị nhiễm giun sán, trẻ tiêu hóa kém. Trong đó, việc kém hấp thu là nguyên nhân phổ biến nhất.
Do vậy, bên cạnh việc cân bằng dinh dưỡng sao cho hợp lý, tẩy giun sán định kỳ cho con đều đặn, mẹ đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như kẽm, Taurine, Lysine đặc biệt là ImmuneGamma® để giúp bé tăng hấp thu mẹ nhé!
5. Nếu bé bướng, mẹ đừng cố quá! Hãy nhờ trợ giúp!
Chăm con là một quá trình mà bất cứ người mẹ nào cũng có lúc gặp stress vì con lười ăn, còi cọc, hay ốm. Tuy nhiên, đừng truyền áp lực sang cho con và đừng tự đối phó với các áp lực đó một mình.
Cho con ăn, giúp con tăng cân, khỏe mạnh là tình thương và khoa học! Hãy tham khảo các chương trình nuôi dạy con trên tivi, internet, những tạp chí dinh dưỡng uy tín và các sản phẩm hỗ trợ hiệu quả.
Không cần ép ăn, không cần bế rong, không cần điện thoại con vẫn ăn ngon lành, đạt cân nặng chuẩn nhờ mẹ thấu hiểu tâm lý, thể trạng và sở thích của bé đó!
Hóa giải mâu thuẫn với ông bà trong nuôi dạy trẻ
Khi tình yêu quá lớn dễ dẫn đến sự can thiệp sâu vào đời sống của nhau, cộng thêm khoảng cách thế hệ dễ đem lại những mâu thuẫn đáng tiếc.