Climate Central không nói "Phần lớn TP.HCM biến mất vào 2050"

Giám đốc điều hành Climate Central, ông Benjamin Strauss cho biết báo cáo mới về tác động của mức biển dâng với TP HCM không có nhận định về sự "biến mất".

Tiến sĩ Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu nhóm nhà khoa học của Climate Central, tổ chức tin tức phi lợi nhuận chuyên phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu, trao đổi với VnExpress về nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications hôm 29/10 về tác động của mực nước biển dâng trên toàn cầu.

Tờ New York Times của Mỹ dẫn lại nghiên cứu này và cho biết vào giữa thế kỷ 21, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường, còn miền Nam Việt Nam, trong đó có TP HCM, có thể gần như "biến mất".

Climate Central không đưa ra nhận định nào về
Climate Central không đưa ra nhận định nào về "sự biến mất" của bất cứ nơi nào, trong đó có Việt Nam. 

Tiến sĩ Benjamin Strauss cho biết, Climate Central không đưa ra nhận định nào về "sự biến mất" của bất cứ nơi nào, trong đó có Việt Nam. Đây là cụm từ theo sự diễn giải của New York Times về nghiên cứu của Climate Central. 

Nghiên cứu của Climate Central dựa trên một mô hình cải tiến toàn cầu về độ cao các vùng đất ven biển, nhưng hiển nhiên các dữ liệu đo đạc độ cao trực tiếp sẽ giúp mang lại kết quả chính xác hơn cho Việt Nam.

Kịch bản chính Climate Central phân tích liên quan đến mực nước biển dâng chưa tới một mét vào năm 2100. Tổ chức này xem xét một cách rõ ràng và công khai hai khả năng "có" và "không có" các đợt ngập ngắn hạn kết hợp với nước biển dâng. 

Những nguy cơ chính của Việt Nam

Phân tích của Climate Central dựa trên độ cao của đất và nước. Vùng đất có độ cao thấp hơn mực nước biển hiện nay hay trong tương lai, hoặc thấp hơn các mực nước lũ ven biển được coi là "dễ bị tổn thương" trước tình trạng ngập nước thường xuyên hay lũ lụt lâu dài. Nhưng điều này không có nghĩa các vùng đất đó chắc chắn bị ngập. Chẳng hạn, việc xây dựng các công trình bảo vệ có thể giúp ngăn chặn nguy cơ này. 

Mặc dù vậy, "các mối đe dọa" về ngập nước mặn và lụt là có thực, trừ khi dữ liệu về độ cao là sai.

Các nguy cơ khác của Việt Nam là đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, dẫn tới sản lượng thấp, thậm chí không thể canh tác. Nước ngầm bị nhiễm mặn, đe dọa nguồn cung nước uống. Nguy cơ lụt cũng gia tăng trong mùa mưa bão, vì nước không thể rút nhanh nếu mực nước biển cao. 

Nghiên cứu của Climate Central không tính đến các công trình bảo vệ hiện có ở bờ biển, do thiếu dữ liệu.
Nghiên cứu của Climate Central không tính đến các công trình bảo vệ hiện có ở bờ biển, do thiếu dữ liệu.

Khả năng sai dữ liệu

Nghiên cứu của Climate Central không tính đến các công trình bảo vệ hiện có ở bờ biển, do thiếu dữ liệu. Chúng có thể là các con đê lớn do nhà nước hay chính quyền địa phương xây dựng, cho đến các đê bao nhỏ do người dân tạo ra.

Bảng Dữ liệu bổ sung 1 trong nghiên cứu của Climate Central cho thấy gần 19 triệu người Việt Nam sống ở vùng đất thấp hơn mực triều cường. Điều này dẫn tới hai giả thuyết: hoặc là các con đê, đập và các công trình khác đang bảo vệ người dân ở quy mô lớn, hai là có thể mô hình của Climate Central tính sai độ cao ở Việt Nam (tính rằng chúng thấp hơn thực tế). Cũng có thể có sự kết hợp hai giả thuyết. Nghiên cứu của Climate Central cũng không tính đến khả năng các công trình bảo vệ ven biển trong tương lai được xây dựng. 

Climate Central đã sử dụng các thuật toán để cải thiện dữ liệu về độ cao các vùng đất ven biển, nhưng vẫn cần các phương pháp đo độ cao trực tiếp đáng tin cậy để có được bức tranh chính xác nhất.

Tiến sĩ Benjamin Strauss cho biết, họ đã lưu ý trong câu đầu tiên trong phần Thảo luận, dù có sự cải thiện nhưng lỗi của bộ dữ liệu đo độ cao vẫn là một hạn chế lớn của nghiên cứu này. Chúng tôi cũng có một phần nói về khả năng có lỗi trong đánh giá một số khu vực nhất định (như Đồng bằng sông Cửu Long) với các khu vực có phạm vi lớn hơn (như là quy mô cả quốc gia, một vùng hay toàn cầu).

Nghiên cứu của Climate Central không phải tài liệu mới duy nhất cho thấy nguy cơ của Việt Nam lớn hơn đánh giá hiện tại.
Nghiên cứu của Climate Central không phải tài liệu mới duy nhất cho thấy nguy cơ của Việt Nam lớn hơn đánh giá hiện tại.

Khuyến cáo với Việt Nam để hạn chế tác động và thích nghi với việc mực nước biển dâng

Tiến sĩ Benjamin Strauss cho rằng  nghiên cứu của Climate Central không phải tài liệu mới duy nhất cho thấy nguy cơ của Việt Nam lớn hơn đánh giá hiện tại. (đặc biệt là Đồng bằng sông Mekong và các khu vực quanh Hà Nội) và chia sẻ dữ liệu này một cách rộng rãi với cộng đồng nghiên cứu khoa học.

Việc thu thập dữ liệu với các đê, đập hay công trình bảo vệ ven biển đang hiện hữu sẽ rất hữu ích. Các dữ liệu này sẽ giúp có sự hiểu biết chính xác về các vùng đang có nguy cơ lớn nhất, trở thành cơ sở cho việc quy hoạch hiệu quả.

Chúng ta không bao giờ có thể đưa ra dự báo chính xác về mực nước biển trong tương lai, nhưng chúng ta có thể biết độ cao chính xác của đất, nếu chúng ta có phép đo chuẩn. 

Dữ liệu mới có thể cho thấy mức độ dễ tổn thương của Việt Nam trước hiện tượng nước biển dâng so với đánh giá của Climate Central.

Lưu ý rằng, nghiên cứu của Climate Central không phải tài liệu mới duy nhất cho thấy nguy cơ của Việt Nam lớn hơn đánh giá hiện tại. Nghiên cứu khác được xuất bản đầu năm nay trên tạp chí Nature Communications có tên là "Đồng bằng sông Cửu Long ở độ cao thấp hơn nhiều so với đánh giá trước đây, trong các đánh giá về tác động của mực nước biển dâng".

AN LY (t/h)

Năm 2050: Miền Nam Việt Nam sẽ gần như ngập dưới nước ở đỉnh triều

Năm 2050: Miền Nam Việt Nam sẽ gần như ngập dưới nước ở đỉnh triều

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, tới năm 2050, nhiều khu vực trên thế giới sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng, trong đó có phía nam Việt Nam