Để được quyền nuôi con, cần chứng minh những gì?

Cùng với tranh chấp tài sản, “cuộc chiến” giành quyền nuôi con khi ly hôn nhiều khi cũng đem lại không ít mệt mỏi cho những người trong cuộc.

Quyền nuôi con khi ly hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định.
Vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định.

Vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; nhưng nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.

Đặc biệt, nếu con dưới 36 tuổi thì mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ khi mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

1. Có chỗ ở ổn định

Ưu tiên số 1 chính là hiện có nhà thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chính bạn. Việc này chứng minh đơn giản nhất là có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/sở hữu nhà (tạm gọi là Sổ đỏ) mang tên bạn (là tài sản riêng của bạn), nếu không có thi cũng có các giấy tờ chứng minh sau này căn nhà đó sẽ thuộc về bạn, vd: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, Hợp đồng góp vốn, đầu tư…

Lưu ý là nhà phải đã hình thành và ở cũng như sinh hoạt được bình thường. Hoặc cũng có thể, nhà là tài sản chung vợ chồng nhưng sau khi ly hôn chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Về căn nhà thì đương nhiên càng rộng càng tiện nghi, gần trường học, thuận tiện đi lại… thì càng tốt.

Nếu như không có nhà riêng, thì ưu tiên số 2 là đã thuê nhà hoặc ở chung với người thân ruột thịt (bố, mẹ, ông, bà), 2 lựa chọn này được đánh giá là có giá trị ngang hàng bởi vì còn xét đến các yếu tố khác, chẳng hạn như: Nếu là thuê nhà thì căn nhà đó như thế nào, có vị trí ra sao, thuê chung hay riêng… Nếu là ở chung với bố mẹ thì diện tích bao nhiêu, có ở chung với anh chị em hay không, quan hệ với bố mẹ có tốt đẹp không…

2. Thu nhập ổn định và tài sản hợp pháp khác

Người có nguồn tài chính ổn định và dồi dào hơn là người sẽ có ưu thế trước Tòa về khả năng kinh tế để trực tiếp nuôi con.
Người có nguồn tài chính ổn định và dồi dào hơn là người sẽ có ưu thế trước Tòa về khả năng kinh tế để trực tiếp nuôi con.

Thu nhập ổn định là tiền lương, tiền công… hoặc bất cứ thu nhập đều đặn và hợp pháp nào khác. Cách chứng minh thu nhập cũng tương đối đơn giản, chỉ cần xin xác nhận của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp mình công tác.

Tài sản hợp pháp khác có thể là sổ tiết kiệm, chứng khoán, vốn góp đầu tư, đất đai…

Người có nguồn tài chính ổn định và dồi dào hơn là người sẽ có ưu thế trước Tòa về khả năng kinh tế để trực tiếp nuôi con.

3. Thời gian dành cho con

Nếu bạn có nguồn tài chính rất dồi dào và ổn định nhưng công việc lại quá bận rộn, thường xuyên xa nhà và giao con cho người giúp việc thì sẽ không ưu thế bằng bên có nguồn tài chính vừa đủ nhưng công việc làm giờ hành chính, có nhiều thời gian bên cạnh chăm sóc con, có thể đưa đón con đi học thường xuyên, tối kèm cặp con học, cuối tuần đưa con đi chơi…

Đó là các yếu tố để đánh giá bạn có thể có các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần cho con hay không.

4. Khả năng chăm sóc và hiểu con

Cách bạn chăm sóc con trong cuộc sống hàng ngày, cách xử lý mỗi khi có chuyện không hay xảy ra.
Cách bạn chăm sóc con trong cuộc sống hàng ngày, cách xử lý mỗi khi có chuyện không hay xảy ra.

Yếu tố này được đánh giá bằng cách bạn chăm sóc con trong cuộc sống hàng ngày, cách xử lý mỗi khi có chuyện không hay xảy ra (con bị ốm, con đánh nhau…), các bệnh mãn tính hoặc dị ứng đồ ăn, đồ vật nào của con… Mức độ hiểu về các sở thích, thói quen của con, những điều con sợ, các bạn bè của con… Mỗi khi có chuyện vui, buồn con hay kể chuyện với ai…

Quá trình trước khi ly hôn, ai là người gần gũi, dành nhiều thời gian hơn cho con.

Bạn hay vợ/chồng bạn đã từng mắng chửi, nặng lời với con hay chưa, đã từng dùng bạo lực về thể xác với con chưa và để lại hậu quả như thế nào. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để HĐXX quyết định và yếu tố này cần có những bằng chứng xác thực thật cụ thể và chặt chẽ.

5. Nguyện vọng của con

Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì nguyện vọng của con muốn ở với ai cũng là một yếu tố phải có để xem xét.
Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì nguyện vọng của con muốn ở với ai cũng là một yếu tố phải có để xem xét.

Pháp luật quy định nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì nguyện vọng của con muốn ở với ai cũng là một yếu tố phải có để Thẩm phán đánh giá, tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp đứa trẻ lại thấy vui, hạnh phúc và thích ở bên cạnh người mà không có đầy đủ điều kiện bằng người còn lại, nguyện vọng của đứa trẻ dù là xuất phát từ tình cảm thật sự nhưng lại không phù hợp với đánh giá và quan điểm của HĐXX. Vậy nên cũng khó có thể nói chắc chắn được về yếu tố này.

Mỗi gia đình lại có những điều khác nhau để Thẩm phán đánh giá và ra quyết định.

Về việc cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi con đó là quyền lợi chính đáng của người trực tiếp nuôi con. Vì vậy ai cũng nên xem xét và nên “hưởng” quyền lợi này.

Những vấn đề bạn đã trình bày trong Đơn kiện hoặc các buổi hòa giải thì trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán sẽ xác minh qua đồng nghiệp, hàng xóm, những người thân thích, gần gũi của bạn và những ý kiến này cũng là một phần quan trọng để Thẩm phán đánh giá.

AN LY (t/h)

Phân chia tài sản trước hôn nhân như thế nào?

Phân chia tài sản trước hôn nhân như thế nào?

Chị gái tôi sau những mâu thuẫn không thể hàn gắn với chồng, đã quyết định ly hôn. Nhưng ngôi nhà của chị gái tôi liệu có bị phân chia không?