Công ty khởi nghiệp được niêm yết trên Nasdaq nổi tiếng với việc biến việc học ngoại ngữ thành trải nghiệm như chơi game, nói rằng họ sử dụng văn hóa đại chúng, xu hướng địa phương và trí tuệ nhân tạo để phục vụ người học ngôn ngữ.
Người dùng tại Việt Nam đang lọt vào nhóm top 3 thị trường có thêm số lượng người dùng mới lớn nhất mỗi ngày của Duolingo. Thống kê cho thấy người Việt Nam cũng học tiếng Anh nhiều hơn bất kỳ nước nào tại Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.
Duolingo xem TikTok và Facebook là các đối thủ là cạnh tranh chủ yếu chứ không phải các ứng dụng công nghệ giáo dục (edtech) khác. Haina Xiang, giám đốc tiếp thị khu vực châu Á, thừa nhận rằng một số người Đông Nam Á sẽ thích những lựa chọn thay thế đó hơn.
Cô nói trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi đã tìm thấy những sản phẩm cạnh tranh khá thú vị, nếu tiến hành phân tích các đối thủ khác, Duolingo có thể tìm ra điểm yếu của mình để khắc phục. Điều đó cũng cho thấy nhu cầu học ngôn ngữ của toàn thị trường đang tăng lên".
Các nhà phê bình cho rằng chơi game thôi là chưa đủ để học ngoại ngữ, trong khi Duolingo đang tìm kiếm nhiều hơn để nền tảng của mình trở nên thú vị. Tiếng Nhật đã phát triển nhờ anime và manga, vì vậy ứng dụng điện thoại thông minh đưa vào các bài học của mình những cụm từ quen thuộc đối với những người hâm mộ anime, tăng thêm hứng thú học ngoại ngữ.
Duolingo cho biết họ chứng kiến sự thú vị khi tiếng Hàn được quan tâm nhiều hơn khi "Trò chơi con mực" (Squid Game) gây sốt trên Netflix và K-Pop khiến nhiều người nước ngoài hát theo ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ nước này. Công ty trị giá 7 tỷ USD này đã cử linh vật cú xanh của mình xuất hiện tại concert của BlackPink tại Việt Nam hồi tháng 7 để thu hút thêm người dùng.
"Một số ngôn ngữ châu Á khác cũng đang tăng trưởng rất nhanh nhờ văn hóa đại chúng châu Á đằng sau nó. Đó là động lực to lớm để phát triển ứng dụng", Xiang cho biết trong cuộc họp báo tại TP.HCM.
Duolingo thực tế đã làm việc với OpenAI trước cả khi ChatGPT khiến các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) trở nên phổ biến. Hiện tại, Duolingo vẫn đang ứng dụng AI tạo sinh (generative AI) để học viên có thể luyện tập hội thoại với chatbot.
Duolingo cho biết người dùng của nó ở Indonesia tăng 6 lần từ năm 2020. Tốc độ này ở thị trường Thái Lan và Việt Nam là 5 lần.
Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực cũng đang sử dụng ứng dụng AI, nhưng có vẻ không mấy lo lắng về mối đe dọa từ sự mở rộng mạnh mẽ của công ty Mỹ này. Một số startup giáo dục hàng đầu như Elsa và Yola tập trung dạy kèm ngôn ngữ ở Việt Nam, trong khi một công ty khác như Wordsmine cho biết phần mềm của họ được thiết kế riêng cho người dùng địa phương. Người dùng sẽ ứng dụng các tùy chọn chủ đề ưa thích của họ để phục vụ việc học ngoại ngữ tốt nhất.
"Ứng dụng biết chủ đề nào bạn chưa tốt để nhắc bạn luyện tập lại trong một khoảng thời gian", Phan An, người sáng lập Wordsmine nói.
Nội dung trên Duolingo đôi khi lan truyền trên mạng xã hội với nội dung hài hước. Ứng dụng biến lớp học thành game chỉ trong hai phút, trong đó người dùng tiến hành trên một giao diện giống như bảng trò chơi, ghi điểm và nghe thấy chuông khi họ trả lời đúng câu hỏi.
Khi được hỏi liệu các bài học về trò chơi có thể mang lại cho mọi người cảm giác giác sai về thành tích, khiến họ mất tập trung vào việc học tập chăm chỉ hay không, Xiang cho biết bằng chứng nằm ở việc luyện tập.
"Cuối cùng thì cách tốt nhất để nâng sự thành thạo ngoại ngữ là dùng nó", Xiang chia sẻ.
Statista ước tính giá trị thị trường giáo dục trực tuyến Đông Nam Á có thể chạm mốc 1,8 tỷ USD trong năm nay. Statista cho biết Duolingo có 13 triệu lượt tải về trong tháng 2 và là ứng dụng học ngoại ngữ được tải về nhiều nhất trên toàn cầu. Cùng thời điểm, con số này của Ockypocky - Ấn Độ là 2,2 triệu và và Elsa là 814.000 lượt tải về.
(Nguồn: Nikkei Asia)