Gần 16.000ha rừng tự nhiên ở Tây Nguyên bị mất trong năm 2019

Trong năm 2019, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên giảm đến gần 16.000ha, làm giảm 0,09% độ che phủ của khu vực.

Sáng 22/6 đã diễn ra Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp các tỉnh Tây Nguyên”. Tại hội nghị các đơn vị đã báo cáo về tình hình diện tích rừng ở Tây Nguyên. Theo đó, tổng diện tích rừng của Tây Nguyên là khoảng 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích rừng cả nước, tỷ lệ che phủ đạt gần 46%.

Tuy nhiên có đến 16.000ha rừng tự nhiên mất đi trong năm 2019 tại khu vực này, làm giảm 0,09% độ che phủ của khu vực. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng bị mất nhiều nhất với khoảng 11.400ha.

Tỉnh cũng thống kê về số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020 là 5.000 vụ. Các điểm nóng khai thác, vận chuyển gỗ trái pháp luật chủ yếu ở vùng biên giới, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên.

Gần 16.000ha rừng tự nhiên ở Tây Nguyên bị mất trong năm 2019

Hiện Tây Nguyên vẫn là khu vực trọng điểm của nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật, ngoài ra còn thường xuyên xảy ra tình trạng chống người thi hành công vụ, tranh chấp về đất rừng kéo dài, hầu hết đều chưa được giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân là do sức ép về kinh tế, xã hội, dân số tăng tại các vùng có rừng, đặc biệt là dân di cư tự do. 

Đặc biệt là còn nhiều bất cập trong công tác rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng cũng như việc triển khai các cơ chế, chính sách quản lý bảo vệ rừng còn chậm; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng còn hạn chế; chính quyền cơ sở một số nơi chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành còn mờ nhạt.

Các chủ rừng không đủ năng lực, nhân lực, kinh phí, dần buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm bảo vệ rừng. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở một số nơi thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Việc điều tra xử lý nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn tồn đọng, kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ liên quan đến lâm nghiệp còn thấp. 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu: "Chất lượng, độ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên vẫn còn chưa tốt. Mặc dù đến nay chúng ta có nhiều chính sách dành cho rừng tự nhiên, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ phát triển rừng bền vững".

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh việc bảo vệ, phát triển rừng ở Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng 5,6 triệu ha đất tại đây mà còn tác động đến các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ về nguồn nước - do hầu hết các sông ở khu vực Nam Trung Bộ bắt nguồn từ Tây Nguyên.

Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cùng các tỉnh Tây Nguyên sẽ tập trung thảo luận làm rõ những nguyên nhân cũng như giải pháp để bảo vệ và khôi phục, phát triển rừng trong khu vực.

Thanh Mai

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có phải bắt nguồn từ Trung Quốc?

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có phải bắt nguồn từ Trung Quốc?

Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.