Gấu trúc Ya Ya trở về quê hương Trung Quốc sau 20 năm sống tại sở thú Mỹ trong tình trạng bệnh tật

Tổ chức bảo vệ động vật và Tổ chức Tiếng nói của Gấu trúc đã kêu gọi đưa Yaya về nước "trước khi sức khỏe xấu đi".

Mới đây nhất, gấu trúc Ya Ya (Nha Nha) của Trung Quốc hiện đang ở sở thú Memphis (Mỹ) theo chương trình "ngoại giao gấu trúc" xuất hiện với bộ lông bẩn thỉu và cơ thể gầy gò đang khiến nhiều người lo lắng. Tổ chức bảo vệ động vật và Tổ chức Tiếng nói của Gấu trúc đã kêu gọi đưa Yaya về nước "trước khi sức khỏe xấu đi".

Trước đó, phía Trung Quốc chỉ trích sở thú Memphis đối với cái chết của gấu trúc Le Le (Lạc Lạc) vào tháng 2 vừa rồi. Rebecca Winchester, phát ngôn viên của sở thú Memphis, cho biết  bệnh di truyền của gấu trúc Ya Ya ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho lông của nó trở nên trông xấu xí hơn, cân nặng hiện tại là 86kg, khá là gầy hơn so với bình thường.

Gấu trúc Ya Ya trở về quê hương Trung Quốc sau 20 năm sống tại sở thú Mỹ trong tình trạng bệnh tật

Sự việc đã gây ra phản ứng dữ dội từ phía dư luận Trung Quốc, thậm chí còn dấy lên tranh cãi về cách Trung Quốc đã sử dụng gấu trúc như một công cụ ngoại giao trong nhiều thập kỷ.

Trung Quốc bắt đầu chiến dịch "Ngoại giao gấu trúc" từ năm 1972. Hiện tại có 18 quốc gia sở hữu gấu trúc được “mượn” từ Trung Quốc. Gấu trúc đi ngoại giao theo cặp (gồm 1 con đực và 1 con cái). Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã sử dụng chúng để xây dựng hình ảnh thân thiện và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. 

Ya Ya đến sở thú Memphis từ năm 2003 và sắp kết thúc 10 năm làm ngoại giao. Ngày 11/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết một chuyên gia Trung Quốc và hai nhân viên tại sở thú Bắc Kinh đang làm việc với sở thú Memphis để chuẩn bị cho việc đưa “quốc bảo” trở về nước.

"Ngoại trừ các bệnh ngoài da gây rụng rông, tình trạng tổng thể của Yaya tương đối ổn định. Phía Trung Quốc hiện đã sẵn sàng đón gấu trúc về nước", Uông Văn Bân nói.

Rebecca Winchester cho biết: “Đầu tiên, thật khó để kiểm soát những luồng ý kiến về vấn đề của Ya Ya. Sự khác biệt ngôn ngữ và không thể tiếp cận sở thú Memphis để tận mắt chứng kiến là hạn chế rất lớn”.

Năm ngoái, các chuyên gia nghi ngờ rằng nó có bọ ve, mẹ của nó cũng bị bệnh da do bọ ve, vì vậy Ya Ya đã được điều trị. 

Vào tháng 12/2022, sở thú Memphis và Hiệp hội Sở thú Trung Quốc thông báo rằng Ya Ya và Le Le sẽ trở về nước vào mùa xuân. Theo dự kiến, Le Le sẽ được đưa trở về Trung Quốc sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn 20 năm nhưng Le Le qua đời vào đầu năm nay. 

Sau khi Le Le qua đời, Hiệp hội Sở thú Trung Quốc cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng để Ya Ya trở về nhà. Dư luận Trung Quốc thể hiện sự vui mừng vì Ya Ya có thể quay về nơi nó được sinh ra.

Theo đoạn video quay lại sở thủ Memphis chuẩn bị cho Ya Ya lên máy bay về nước, hành trang bao gồm: Một khoang oxy dành cho Ya Ya, một khoang cho người hộ tống cùng Ya Ya và một khoang là “chiếc tủ lạnh” cấp đông cơ thể của Le Le. Sở thú Bắc Kinh đã tổ chức một buổi lễ chào mừng cho Ya Ya khi về đến quê hương. 

Thanh Mai

G7 nhất trí đẩy nhanh tiến trình việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

G7 nhất trí đẩy nhanh tiến trình việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

Các nước G7 đã cam kết đẩy nhanh việc loại bỏ dần dần nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang năng lượng tái tạo, khi Nhật Bản phải đối mặt với sự cản trở đáng kể đối với các phần trọng tâm trong chiến lược khí hậu của mình.