Cụ thể, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 77.500 đồng/kg, Bình Phước: 78.000 đồng/kg, Đồng Nai: 77.000đồng/kg.
Giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu trắng đạt 21,2 nghìn tấn, trị giá 106,23 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 58,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Trong đó, lượng hạt tiêu trắng xuất khẩu sang một số thị trường tăng, gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Ban Nha tăng 3,1%, đạt 919 tấn. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu trắng sang một số thị trường chính giảm, như Đức, Mỹ và Hà Lan.
Dự báo trong năm 2022, giá xuất khẩu hạt tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, tác động tích cực lên ngành. Ngành hạt tiêu tiếp tục khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
Tại Mỹ, thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, tình hình kinh tế có tín hiệu phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tăng. Trong khi đó, hạt tiêu của Việt Nam đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường Mỹ.
Lợi thế cạnh tranh mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam so với các thị trường xuất khẩu khác khá lớn. Mặc dù Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số nước sản xuất như Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc, tuy nhiên lượng nhập khẩu từ các thị trường trên ở mức thấp.