Giao lưu các nhà khoa học đạt giải thưởng Kovalevskaia

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Chi hội Nữ trí thức trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức Toạ đàm “Giao lưu các nhà khoa học đạt giải thưởng Kovalevskaia”

Với mong muốn tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và truyền cảm hứng giữa các thế hệ chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia, giữa các chi hội nữ trí thức và các nhà khoa học nữ các lứa tuổi tạo động lực phấn đấu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ngày 14/12, tại Hà Nội, Chi hội Nữ trí thức trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) tổ chức buổi Tọa đàm “Giao lưu các nhà khoa học đạt giải thưởng Kovalevskaia”.

Tham dự tọa đàm có GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Nguyên Đại biểu Quốc hội, Nguyên Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; PGS. TS Trần Đức Bình – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Trường ĐHKHTN, các đại biểu đại diện Ban Chấp hành Hội Nữ trí thức Việt Nam, đại diện các nữ trí thức đến từ các chi hội cùng sự tham gia của nhiều tập thể, cá nhân đã đạt được giải thưởng Kovalevskaia từ năm 1999 đến nay, các nhà khoa học nữ trẻ, các sinh viên nữ Trường ĐHKHTN…

Toàn cảnh Tọa đàm
Toàn cảnh Tọa đàm "Giao lưu các nhà khoa học đạt giải thưởng Kovalevskaia”

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Trần Đức Bình - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cho biết: ĐH Quốc gia Hà Nội nói chung và ĐH KHTN là một cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu của cả nước. Trường cũng là nơi hội tụ của rất nhiều nhà khoa học nữ tài năng, có nhiều nhiệt huyết, ước vọng cống hiến cho xã hội, đất nước. Việc tạo điều kiện cho các cán bộ, nhà khoa học nữ phát triển luôn là chủ đề được nhà trường quan tâm.

PGS.TS Trần Đức Bình - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cho rằng, buổi tọa đàm ngày hôm nay không chỉ có ý nghĩa đối với cộng đồng các nhà khoa học nữ mà còn có ý nghĩa đối với nhà trường.
PGS.TS Trần Đức Bình - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHTN cho rằng, buổi tọa đàm ngày hôm nay không chỉ có ý nghĩa đối với cộng đồng các nhà khoa học nữ mà còn có ý nghĩa đối với nhà trường.

“Chúng tôi hy vọng rằng các nhà khoa học đạt giải thưởng Kovelevskaia sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động khoa học, sáng tạo; chia sẻ cảm xúc khi được vinh danh... qua đó tạo cảm hứng cho các nhà khoa học nữ trẻ…” - PGS.TS Trần Đức Bình phát biểu.

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Chi hội Trưởng Chi hội Nữ trí thức Trường ĐHKHTN cho biết:

Giải thưởng Kovalevskaia là một trong những giải thưởng danh giá nhất đối với các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tại Việt Nam. Gần 40 năm qua, Giải thưởng Kovalevskaia đã trao cho 21 tập thể và 52 cá nhân nhà khoa học nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Chi hội Trưởng Chi hội Nữ trí thức Trường ĐHKHTN phát biểu đề dẫn Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Toàn
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Chi hội Trưởng Chi hội Nữ trí thức Trường ĐHKHTN phát biểu đề dẫn Tọa đàm. Ảnh: Hoàng Toàn

Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN đã 05 lần có các cá nhân và tập thể được vinh danh tại giải thưởng danh giá này: GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu (ngành Sinh học) nhận giải năm 1988; GS.TS Lê Viết Kim Ba (ngành Hoá học) nhận giải năm 1990; Tập thể bộ môn Hoá hữu cơ nhận giải năm 1994; Tập thể bộ môn Vật lý đại cương nhận giải năm 2007. Tập thể bộ môn Công nghệ Môi trường (Khoa Môi trường) nhận giải năm 2018.

“Với tiềm năng hiện có, đội ngũ cán bộ nữ trẻ trường ĐH KHTN và các viện nghiên cứu khác hoàn toàn có thể duy trì được những thành tích mà các thế hệ nhà khoa học nữ đi trước, có những bứt phá để đạt được nhiều thành tựu lớn hơn, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, khoa học công nghệ và kinh tế xã hội của đất nước. Để những bứt phá đó được mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, những kinh nghiệm của các cô, các chị sẽ là những yếu tố hết sức quan trọng, tạo động lực cho các cán bộ trẻ.” – PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh phát biểu.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Nguyên Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam chia sẻ về chặng đường gần 40 năm giải thưởng Kovalevskaia.
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Nguyên Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam chia sẻ về chặng đường gần 40 năm giải thưởng Kovalevskaia.

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Nguyên Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam chia sẻ: “Do mong muốn các bạn trẻ, có nhiều triển vọng, có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể phát triển nhanh trong nghề nghiệp nên tôi xin phép và được nhà trường ủng hộ để tổ chức Tọa đàm ngày hôm nay…Chúng ta gặp mặt ở đây rồi thì phải kết nối, phối hợp với nhau để có những hoạt động nghề nghiệp, vừa phát huy được yếu tố cơ bản, vừa triển khai được ứng dụng.”

Tại buổi tọa đàm, các thế hệ nhà khoa học nữ từng đạt giải thưởng Kovalevskaia đã chia sẻ những trải nghiệm, những kinh nghiệm của bản thân, để đạt được những thành tựu và thành công trong nghiên cứu khoa học.

GS.TS. TTND, AHLĐ Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên là Giám đốc xưởng sản xuất vắc-xin Viêm não Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ của Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), người đứng đầu nhóm nghiên cứu đạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1999 chia sẻ về quá trình nghiên cứu, bào chế vắc xin trong chiến trường. GS.TS. Huỳnh Thị Phương Liên nhấn mạnh “Say sưa, say mê, kiên cường” là những tố chất giúp bà vượt qua muôn vàn gian khổ để đạt được những thành tựu như hôm nay.
GS.TS. TTND, AHLĐ Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên là Giám đốc xưởng sản xuất vắc-xin Viêm não Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ của Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), người đứng đầu nhóm nghiên cứu đạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1999 chia sẻ về quá trình nghiên cứu, bào chế vắc xin trong chiến trường. GS.TS. Huỳnh Thị Phương Liên nhấn mạnh “Say sưa, say mê, kiên cường” là những tố chất giúp bà vượt qua muôn vàn gian khổ để đạt được những thành tựu như hôm nay.
GS. TS Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp thuộc Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 chia sẻ về hành trình từ một cô học trò nghèo huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) đến một nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tại tọa đàm, GS. TS Trần Thị Thu Hà cũng bày tỏ mong muốn được kết nối với trường ĐHKHTN đặc biệt là các chuyên ngành hóa sinh để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của nước nhà.
GS. TS Trần Thị Thu Hà - Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp thuộc Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 chia sẻ về hành trình từ một cô học trò nghèo huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) đến một nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tại tọa đàm, GS. TS Trần Thị Thu Hà cũng bày tỏ mong muốn được kết nối với trường ĐHKHTN đặc biệt là các chuyên ngành hóa sinh để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu phong phú của nước nhà.

Những vấn đề được các nữ khoa học, các cán bộ nghiên cứu trẻ và sinh viên quan tâm như: từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu khoa học, làm sao để tổ chức nhóm nghiên cứu mạnh… cũng được các đại biểu tham dự chia sẻ, trao đổi sôi nổi. 

GS.TS Lê Minh Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 phát biểu tham luận về chủ đề: Từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu khoa học. GS.TS Lê Minh Thắng cũng nhấn mạnh: khoa học cơ bản là nền tảng giúp nhà khoa học có được những ý tưởng lớn để định hướng đến nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, GS.TS Lê Minh Thắng chia sẻ, trong quá trình nghiên cứu luôn đặt ra những câu hỏi, chú trọng “ra thực tiễn như thế nào?”. Quy mô từ phòng thí nghiệm tới pilot tới thực tế sản xuất là hoàn toàn khác biệt, do đó quy mô cũng là vấn đề cần quan tâm. Để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, bản thân GS.TS Lê Minh Thắng cũng trau dồi thêm các kiến thức về sở hữu trí tuệ, cách viết mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư...
GS.TS Lê Minh Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 phát biểu tham luận về chủ đề: Từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu khoa học. GS.TS Lê Minh Thắng cũng nhấn mạnh: khoa học cơ bản là nền tảng giúp nhà khoa học có được những ý tưởng lớn để định hướng đến nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó, GS.TS Lê Minh Thắng chia sẻ, trong quá trình nghiên cứu luôn đặt ra những câu hỏi, chú trọng “ra thực tiễn như thế nào?”. Quy mô từ phòng thí nghiệm tới pilot tới thực tế sản xuất là hoàn toàn khác biệt, do đó quy mô cũng là vấn đề cần quan tâm. Để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, bản thân GS.TS Lê Minh Thắng cũng trau dồi thêm các kiến thức về sở hữu trí tuệ, cách viết mô hình kinh doanh, gọi vốn đầu tư...
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, Nguyên Phó Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, là người vinh dự được là thành viên của hai tập thể được trao tặng giải thưởng Kovalevskaiachia sẻ về việc tổ chức nhóm nghiên cứu mạnh. PGS.TS Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh,
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, Nguyên Phó Trưởng khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, là người vinh dự được là thành viên của hai tập thể được trao tặng giải thưởng Kovalevskaiachia sẻ về việc tổ chức nhóm nghiên cứu mạnh. PGS.TS Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh, "Phụ nữ làm khoa học cần biết khai phá tiềm năng – tự tin Theo đuổi đam mê – Phát triển sự nghiệp – Nâng cao vị thế".
Các nữ sinh viên trường ĐHKHTN đặt các câu hỏi thảo luận tại tọa đàm
Các nữ sinh viên trường ĐHKHTN đặt các câu hỏi thảo luận tại tọa đàm
Trong khuôn khổ tọa đàm, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu đã trao tặng hoa và quà cho các nữ trí thức Trường ĐHKHTN đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2023.
Trong khuôn khổ tọa đàm, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu đã trao tặng hoa và quà cho các nữ trí thức Trường ĐHKHTN đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2023.
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Diệu Thuần - Hoàng Toàn

Đại hội Chi hội Nữ trí thức trường Đại học Thương mại lần thứ III

Đại hội Chi hội Nữ trí thức trường Đại học Thương mại lần thứ III

Sáng 26/10, Đại hội Chi hội Nữ trí thức Trường Đại học Thương mại lần thứ III, nhiệm kỳ 2023-2028, đã diễn ra tại trường Đại học Thương mại.