Hình ảnh ca trù do Google thiết kế diễn tả một chầu hát gồm 3 thành phần chính: Ngồi giữa là một nữ ca sĩ, gọi là "đào" hay "ca nương", sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp. Bên phải là một nhạc công nam giới, gọi là "kép" chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy này có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát. Và người thứ ba ngồi bên trái giữ vai trò người thưởng ngoạn, còn gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát, là người đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Người thực hiện bức tranh, họa sĩ Xuân Lê nói: “Ngày nay, nhiều loại âm nhạc đã được hình thành và phát triển để phù hợp với thị hiếu của một lượng lớn khán giả. Họ tiếp cận và phổ biến đến mọi người nhanh hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, một số nhạc dân gian truyền thống và đương đại có thể dần bị lãng quên và có thể rơi vào nhu cầu bảo tồn cấp thiết. Thật tuyệt vời khi có cơ hội truyền tải hình ảnh của những người biểu diễn ca trù - một trong những thể loại âm nhạc truyền thống ở nước tôi. Nó đã có từ thế kỷ 15 và được bảo tồn cho đến ngày nay"
Google Doodle ngày 23/2 do hoạ sĩ Xuân Lê thực hiện |
Ca trù có nguồn gốc từ thế kỷ 11, thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích.
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cho rằng, Hà Nội là cái nôi của ca trù, bởi vì Hà Nội là Thăng Long. Ca trù sinh ra từ Thăng Long, lớn lên từ Thăng Long, có tên ca trù cũng có từ Thăng Long, di tích còn lại vẫn còn đây là đình Đông Ngạc. Tóm lại, Thăng Long là cái nôi của ca trù...
Tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO tháng 10/ 2009, ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Thể loại nghệ thuật này gần đây đã được hồi sinh nhờ vào nỗ lực tập trung của các tổ chức nhà nước và các đơn vị quốc tế, thường được biểu diễn tại các phường ca trù hoặc các lễ hội thường niên.
Hiểu lầm tai hại về Di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
Theo TS Frank Proschan - cựu cán bộ Chương trình cao cấp của UNESCO: không có khái niệm di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.