Hiện nay tại Việt Nam, nhất là những thành phố lớn, các ứng dụng gọi xe công nghệ hoạt động ngày càng sôi động. Nhờ vào sự thay đổi thói quen di chuyển của một bộ phận người Việt mà thị trường dành cho các ứng dụng gọi xe công nghệ cũng lớn hơn. Ba ông lớn đang chiếm lĩnh thị trường hiện tại là Grab, Go Việt và Be.
Grab, Go Việt và Be là ba cái tên lớn đang hoạt động trong thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam. |
Không chỉ cạnh tranh với xe ôm truyền thống, các ứng dụng gọi xe công nghệ còn phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành thị phần tại Việt Nam. Để thu hút người dùng, các ứng dụng này liên tục có những chương trình ưu đãi, khuyến mãi lớn. Tùy theo tài khoản người dùng mà các ưu đãi nhận được sẽ khác nhau, điều này cũng dễ hiểu vì mỗi ứng dụng có một chiến lược thu hút khách hàng riêng.
Tuy nhiên, giá dịch vụ trên các ứng dụng này lại khác, chênh lệch nhau khá cao. Một ví dụ được thực hiện (trên một tài khoản người dùng hoàn toàn mới) để làm rõ sự chênh lệch này của ba ứng dụng gọi xe công nghệ cho thấy: cũng một quãng đường di chuyển, nhưng giá phải trả trên ba ứng dụng Grab, Go Việt và Be là khác nhau, cao nhất là Grab với 40.000 đồng, kế tiếp là Go Việt 36.000 đồng và thấp nhất là Be chỉ 27.000 đồng.
Phí di chuyển giữa Grab, Go Việt và Be chênh lệch nhau trên cùng một quãng đường, lần lượt là 40.000 đồng, 36.000 đồng và 27.000 đồng. |
Grab có giá đắt nhất với 40.000 đồng. Có mặt tại Việt Nam vào tháng 2/2014 với tên gọi ban đầu là GrabTaxi, sau đó dịch vụ GrabBike được triển khai vào tháng 11/2014 và sau 5 năm có mặt, Grab hiện tại đang dẫn đầu thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam.
Hiện, số người dùng Grab khá đông đảo và đa số là người dùng trung thành. Grab có rất nhiều chính sách ưu đãi cho người dùng trung thành, các ưu đãi thường là giảm giá phí từ 10% đến 50% chuyến đi, nhận mã giảm giá hoặc trả phí bằng điểm thưởng. Đối với những người dùng mới, các khuyến mãi mà Grab dành cho đối tượng này không nhiều.
Đối với những tài khoản người dùng trung thành, Grab có rất nhiều chương trình khuyến mãi. |
Với mức giá cao nhất, bản thân ông lớn này cũng khá tự tin về chất lượng và uy tín của mình. Cùng với nhiều khuyến mãi, người dùng Grab rất hài lòng về thời gian nhận được chuyến đi bởi các tài xế đối tác của Grab phân bố khá dày và đồng đều.
Gần đây Go Việt nổi lên như đối thủ đáng gờm với Grab khi tuyên bố chiếm tới 35% thị phần xe ôm công nghệ, chiếm 39.36% thị phần thảo luận về ứng dụng đặt xe. Thành công bước đầu của Go Việt cũng là bài học cho nhiều thương hiệu.
Go Việt vẫn có tầm giá ở giữa, phải chăng, không có nhiều ưu đãi cho khách hàng mới. |
Để cạnh tranh được với đối thủ, khuyến mãi và có mức giá ổn định là cách mà Go Việt thu hút người dùng. So với Grab, cước phí chuyến đi do chúng tôi thử nghiệm ở trên thì Go Việt rẻ hơn với 36.000 đồng, tuy chênh lệch không nhiều nhưng đây là cách thu hút nhiều người dùng mới: “Giá cả phải chăng”.
Cùng một quãng đường di chuyển nói trên, ứng dụng Be có giá rẻ nhất, 27.000 đồng. Bắt đầu xuất hiện vào cuối 2018, Be là cái tên của ứng dụng gọi xe hoàn toàn mới trên thị trường. Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng Be đang có được lòng tin tốt từ người dùng dù cho thị phần vẫn còn nhỏ hơn so với Grab và Go Việt. Cách duy nhất để thu hút người dùng của Be là đưa ra mức giá cạnh tranh nhất có thể.
Lợi thế duy nhất của Be để có được niềm tin của người dùng được cho là ứng dụng của người Việt, phục vụ người Việt. Thu hút thêm nhiều người dùng bằng mức giá thấp hơn so với đối thủ, cùng với nhiều ưu đãi. |
Việc chệnh lệch giá giữa các ứng dụng là điều dễ hiểu bởi mỗi nhà phát triển ứng dụng có một chính sách thu hút người dùng riêng. Các tài xế đối tác vẫn sẽ được nhà quản lý ứng dụng trả phí hợp lý, phí khuyến mãi cho khách hàng không ảnh hưởng gì đến các tài xế đối tác.
Tuy nhiên, việc giá rẻ có lẽ chỉ mang lại niềm vui cho khách hàng, còn tài xế thì không, bởi họ hưởng thù lao trên tỷ lệ ăn chia %. Giá càng cao thì tài xế thu nhập càng khấm khá. Tất nhiên, tổng thu nhập phải phụ thuộc vào lượng khách hàng ít hay nhiều.
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa