Gửi hàng trăm CV không thấy phản hồi, chấp nhận thực tập không lương và nhờ bố mẹ nuôi: Làn sóng thất nghiệp đánh gục thế hệ này như nào?

Trước tình trạng thất nghiệp kéo dài, người trẻ không chỉ gặp khó khăn tài chính mà còn xuất hiện sự hoài nghi về năng lực bản thân.

Nền kinh tế Trung Quốc đang ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng suy thoái kéo dài. Các nhà đầu tư bất động sản ngập trong nợ nần, trong khi nhiều doanh nghiệp ngại "xuống tay" cho đầu tư vì e ngại rủi ro. Điều này kéo theo tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ đang chạm ngưỡng cao kỷ lục.

Giữa bối cảnh khó khăn chung của thị trường việc làm, những người trẻ phải chật vật ra sao để tìm được công việc mơ ước? Điều này được thể hiện phần nào qua lời tâm sự của một vài bạn trẻ dưới đây.

Sống dựa vào cha mẹ, chấp nhận thực tập không lương để chờ đợi cơ hội

Khi còn là sinh viên, Fiona Qin từng ôm ấp nhiều ước mơ về dự định tương lai. Cô muốn học tập tại trường Đại học tốt, sau đó học lên Thạc sĩ và cuối cùng có được công việc phóng viên tại một hãng tin ở thành phố lớn.

Vào mùa thu năm 2022, khi lễ tốt nghiệp Thạc sĩ đến gần, mọi thứ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch của Fiona Qin. Trong khi học Thạc sĩ ở Bắc Kinh, cô cũng hoàn thành một số khóa thực tập khác. Cô đặt mục tiêu nộp 100 CV vào các doanh nghiệp để mong muốn nhanh chóng tìm kiếm được việc làm.

Nhưng chẳng bao lâu sau, kế hoạch của cô bắt đầu đổ vỡ. Mùa thu năm đó, khi dịch Covid-19 lây lan rộng rãi, Trung Quốc đã thực hiện một đợt phong tỏa quy mô lớn. Tình hình diễn biến tồi tệ, cô Qin thậm chí còn không thể đoán trước được liệu ngày hôm sau cô có thể rời nhà hay không chứ đừng nói đến việc vài tháng nữa cô sẽ ở đâu, đang làm cái gì.

Do suy thoái kinh tế, hầu hết đơn xin việc của cô đều không nhận được câu trả lời. Sau đó, cô Qin bắt đầu chuyển sang nộp đơn xin việc vào bất kỳ lĩnh vực nào mà cô nghĩ họ có thể cần mình, không chỉ báo chí mà cả ngành công nghệ, xuất bản và thậm chí cả bán lẻ.

Cảm giác bất lực đã xâm chiếm cô. Cô nói: "Nếu nghĩ kỹ hơn, tôi đã gửi hàng trăm CV nhưng không nhận được bất kỳ lời phản hồi nào. Đây là 1 tín hiệu đáng sợ”. 

Fiona Qin
Fiona Qin

Vào tháng 1/2024, cuối cùng một đơn vị truyền thông ở Thượng Hải đã đề nghị cho cô 1 cơ hội thực tập không lương. Cô chuyển đến thành phố mới và sinh sống bằng quỹ tiết kiệm và trợ cấp xin thêm từ cha mẹ. Tại đây, cô ký hợp đồng thuê nhà với giá 2.600 NDT/tháng (~ 9 triệu đồng).

Sau vài tháng, Qin đã trở thành nhân viên fulltime của doanh nghiệp. Nhưng hiện tại, cô vẫn hoài nghi về năng lực bản thân, rằng liệu cô có thể hoàn thành bất kỳ kế hoạch dài hạn nào trong tương lai hay không.

"Có rất nhiều đất ngờ có thể xảy đến với tôi. Lúc này, tôi chỉ mong đợi mình cố gắng sống tốt tại thời điểm hiện tại", cô tâm sự.

Một trường hợp khác, Nadia Yang cũng trải qua không ít khó khăn để tìm kiếm việc làm trong cơ quan nhà nước sau khi vừa tốt nghiệp. Để thi đậu vị trí này, cô cần tham gia nhiều kỳ thi nghiệp vụ. Sau khi tiêu hết tiền tiết kiệm, cô bắt đầu phải sống dựa vào sự hỗ trợ tài chính của cha mẹ.

Tài chính khó khăn nhưng chi phí bồi dưỡng để thi đấu vào công việc nhà nước của Nadia Yang lại ngày càng đắt đỏ đắt đỏ. Chỉ riêng tài liệu học tập đã tốn 1.400 NDT (~4,8 triệu đồng), chưa kể cô còn phải đăng ký 15 kỳ thi, với lệ phí đăng ký mỗi lần thi là 1.500 NDT (~5,2 triệu đồng).

Thế nhưng thời gian rất dài sau đó, cô Yang vẫn phải vật lộn với việc không thể vượt qua vòng sơ loại và tiến vào vòng tiếp theo của các kỳ thi công chức. “Bạn có cảm giác như bản thân đang bị đẩy vào ngõ cụt”, cô tâm sự.

May mắn là tháng 3 vừa qua, cô Yang cuối cùng đã vượt qua bài phỏng vấn và chính thức trở thành nhân viên tại một cơ quan nhà nước. Mức lương hiện nay của cô chỉ 3.000 NDT (~10 triệu đồng), trong khi mức lương cũ là 7.000 NDT (~24 triệu đồng). Tuy nhiên, cô cho biết bản thân vẫn làm việc bình thường và không còn phải lo lắng về chuyện sa thải. Trong công việc này, chi phí nhà ở và tiền ăn đều được cơ quan trợ cấp. Cô cho rằng, sự yên tâm là điều đáng quý nhất, ít nhất là vào lúc này.

“Tôi chỉ nói rằng, biết hài lòng là đủ. Nếu không, tôi còn mong đợi được cái gì?”, Yang nói.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không còn hy vọng vào tương lai

Phoebe Liu có mong muốn làm việc tại ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đứng sau TikTok. Trước đó, trạng thái tâm lý của cô không ổn định sau khi gửi đi hàng chục CV nhưng vẫn chưa ổn định được tại một công việc nào. Do quá căng thẳng, cô bắt đầu bị mụn trứng cá nghiêm trọng nên đã đến gặp bác sĩ và tốn khoảng 500 NDT (~1,7 triệu đồng).

Cô tâm sự, nếu như kinh tế càng khó khăn thì chi phí tiêu dùng lại càng tăng. Đơn cử như trong khi đang xin việc ở ByteDance, cô thực tập tại Xiaohongshu, một công ty công nghệ khác và phải trả khoảng 3.000 NDT/tháng (~10 triệu đồng) tiền thuê phòng chung trong thành phố. Tuy nhiên mức lương thực tập chỉ khoảng 150 NDT/ngày (~874 ngàn đồng) - bằng một nửa chi phí mà cô bỏ ra khi muốn học tập để thi vào ByteDance.

Phoebe Liu
Phoebe Liu

Sau cùng, cô vẫn trượt ByteDance, nhưng đã đậu một công việc fulltime khác nhờ quá trình thực tập. Tuy nhiên, do hành trình tìm kiếm công việc đầu tiên quá khó khăn đã khiến cô Liu gặp tình trạng lo âu kéo dài. Mặc dù có người cha là doanh nhân đã thành công khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ nhưng cô Liu vẫn không ngừng đặt câu hỏi hoài nghi về bản thân và tương lai, tự hỏi sau này liệu cô có thể thăng tiến nhanh được như ông?

“Tôi nghĩ, nếu tôi làm việc chăm chỉ trong 10 hoặc 20 năm, liệu tôi có thực sự trở nên giàu có như cha mình? Bởi tôi biết rằng, nếu giờ đây bạn mong đợi sự thành công và giàu có, bạn không thể chỉ dựa vào nỗ lực và chăm chỉ của bản thân", Phoebe Liu nói.

Nguồn: The New York Times

Nguyệt

10 chuyên ngành bị cảnh cáo 'thẻ đỏ' bởi ít cơ hội việc làm, ra trường dễ thất nghiệp

10 chuyên ngành bị cảnh cáo "thẻ đỏ" bởi ít cơ hội việc làm, ra trường dễ thất nghiệp

Dưới đây là danh sách cụ thể 10 chuyên ngành dễ thất nghiệp nhất tại Mỹ