Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nôi, ông Nguyễn Đức Chung cho biết sau 2 năm nghiên cứu đã tìm thấy công nghệ mới, có thể sử dụng thay thế hàng loạt khối bê tông xung quanh hồ. “Tôi tin khi kè xong bờ hồ bằng những khối bê tông này, kết hợp với trang trí ánh sáng, hồ Hoàn Kiếm sẽ rất đẹp”, ông Chung nói.
Bờ kè Hồ Gươm đang xuống cấp nghiêm trọng. |
Cũng theo ông Chung, mỗi khối bê tông này dài khoảng 1m, đặt xuống bờ hồ và không cần tìm phương án đào bới và dịch chuyển, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian.
Theo các đơn vị thực hiện, công nghệ này hoàn toàn mới chỉ có ở Việt Nam có chất lượng đảm bảo trong thời gian dài.
Trước đó, đại diện Quận Hoàn Kiếm, PCTUBND quận, ông Phạm Tuấn Long thông tin về việc phần bờ kè của Hồ Gươm đã xuống cấp. Do đây là vấn đề quan trọng nhất vì vậy cần phải triển khai sớm. Ông nói: “Theo yêu cầu của Thành ủy, UBND thành phố, việc kè hồ phải triển khai thi công nhanh gọn, tác động ít nhất đến hiện trạng. Thứ hai là không được phép thu nhỏ diện tích mặt nước. Thứ ba, việc thi công không được ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường đang diễn ra, nhất là vào dịp cuối tuần khi hồ Hoàn Kiếm và phụ cận là không gian đi bộ. Thời điểm thi công phải lựa chọn phù hợp, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các hoạt động khác của khu vực”.
Các đơn vị tư vấn đã karo sát chiều dài của Hồ Gươm vào khoảng 1.600m, trong đó phần bị hỏng là 600m. Vào tháng 11, đơn vị này từng thí điểm một đoạn hồ Trúc Bạch với cấu kiện kè dài 1m, cao 2,5 m, nặng 2,5 tấn, được làm bằng bê tông cốt sợi, không có nilong, không bị ăn mòn, đảm bảo về lâu dài.
Các chuyên gia về lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng đưa ra quan điểm của mình, qua đó họ tán thành việc xây dựng lại phần kè của bờ hồ, sử dụng nguyên vật liệu an toàn như đã được đề xuất. GS.TS Vũ Đình Phụng (ĐH Thủy Lợi) cho rằng, vấn đề quan trọng là biện pháp thi công, đảm bảo cảnh quan môi trường vì Hồ Gươm là trái tim của thủ đô Hà Nội. Theo ông công nghệ mới này đã được tiến hành thí điểm tại hồ Trúc Bạch vì vậy hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn.
Tương tự, GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, các đề xuất của đơn vị tư vấn đưa ra hoàn toàn tin cậy đường. Ông nói: “Nên lưu ý đường cong tương đối mềm ở bờ Hồ hiện trạng và cũng lưu ý về tạo mối liên hệ giữa bờ hồ với mặt nước. Cần có các thảm xanh nối tiếp nhau, có điểm nhấn đặc biệt về cây xanh, ánh sáng, tạo một không gian tự nhiên”.
Phương án đề xuất kè hồ Gươm bằng bê tông đúc sẵn của đơn vị nghiên cứu. |
Đơn vị thi công cho biết, nếu sử dụng nguyên vật liệu đã được tư vấn, sẽ không dùng tường vây, đe bao, không thay đổi mực nước đã có, không làm đường công vụ. Đặc biệt là vẫn đảm bảo cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến kết cấu nền đất, không gây khói bụi, đảm bảo an toàn giao thông và sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến e ngại về việc đặt những khối bê tông lớn liệu có gây ra nhiều tác động với môi trường và cảnh quan không.
PGS.TS Trần Tân Văn - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng rất lo ngại về diện tích hồ Hoàn Kiếm vốn đang bị xâm hại bởi các công trình nhà hàng, quán xa, từ lâu đã khiến diện tích và không gian xung quanh của hồ ngày càng bị thu hẹp và xâm hại nghiêm trọng.
KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam và KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng, cho dù lựa chọn cách nào để kè hồ Hoàn Kiếm chắc Hà Nội đã có tính toán, tuy nhiên, phương án nào cũng phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh gây ảnh hưởng tới không gian, cảnh quan quanh hồ.
Hà Nội lại trở rét, nhiệt độ giảm sâu
Một đợt không khí lạnh lại tràn về miền Bắc. Từ đêm 19/11, Hà Nội trở rét với nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 16-17 độ C.