Hàn Quốc đầu tư xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

Thành phố Ulsan vừa ký thỏa thuận đầu tư xây dựng tổ hợp điện gió nổi ngoài khơi với tổng mức đầu tư khoảng 29 tỷ USD

Thành phố Ulsan, Hàn Quốc vào ngày 5/11 vừa qua đã có bước tiến đáng kể trong việc trở thành trung tâm năng lượng tái tạo toàn cầu sau khi chính quyền thành phố ký thỏa thuận hợp tác với 4 tập đoàn nổi tiếng trong và ngoài nước để tạo ra tổ hợp điện gió nổi ngoài khơi quy mô lớn.

Với tổng mức đầu tư là 37,2 nghìn tỷ won (khoảng 29 tỷ USD), dự án nhắm đến mục tiêu tạo ra 6,2GW điện, tương đương với sản lượng của 6 nhà máy điện hạt nhân. Theo một quan chức thành phố, sau khi dự án hoàn thành thì đây sẽ là tổ hợp điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới về sản lượng điện.

Các nhà đầu tư tham gia dự án bao gồm: Tập đoàn Firefly của Na Uy có kế hoạch đầu tư 5,7 nghìn tỷ won để xây dựng tổ hợp điện gió ngoài khơi công suất 750MW cách bờ biển Ulsan 70km vào năm 2030, tập đoàn điện gió nổi ngoài khơi Haeuli của Đan Mạch dự kiến đầu tư 12 nghìn tỷ won để xây dựng tổ hợp với công suất 1.5GW trong cùng năm, tập đoàn KF Wind của Tây Ban Nha lên kế hoạch đầu tư 7,5 nghìn tỷ won để hoàn thành cơ sở công suất 1.125MW vào năm 2031, và liên kết giữa tập đoàn SK Eco Plant của Hàn Quốc và các công ty của Anh và Pháp dự kiến đầu tư 12 nghìn tỷ won để hoàn thành cơ sở có công suất 1,5GW cũng vào năm 2031.

Hàn Quốc đầu tư xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới

Theo các nhà chức trách thành phố Ulsan, sở dĩ các tập đoàn năng lượng gió ngoài khơi hàng đầu thế giới đều đổ đến đây phần lớn bởi khu vực này có gió biển thổi liên lục với tốc độ trên 8 mét/giây. Nguồn điện từ các cơ sở điện gió có thể phục vụ ngay cho các tổ hợp công nghiệp quanh khu vực này và thành phố sẽ đưa kinh doanh điện gió thành ngành công nghiệp tương lai.

Việc thiết lập trang trại điện gió nổi lớn nhất thế giới ngoài khơi thành phố Ulsan đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy năng lượng tái tạo toàn cầu. Các tổ hợp điện gió nổi ngoài khơi này đại diện nền công nghệ tiên tiến trong việc cho phép đặt các tua-bin ở vùng nước sâu, nơi mà việc đặt các tua-bin nền cố định không khả thi.

Dự án giúp Hàn Quốc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và than đá, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng, phù hợp với chính sách chuyển đổi năng lượng của quốc gia này.

Minh Nguyễn (Tổng hợp)

WB, Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo

WB, Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo

WB, Nhật Bản và các đối tác khác hôm 11/10 đã khởi động một dự án mới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo, khi mối lo ngại ngày càng gia tăng về sự phụ thuộc toàn cầu vào Trung Quốc về các vật liệu quan trọng cho xe điện, tấm pin mặt trời...