Hồng Kông là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2023

ECA International vừa công bố danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2023 dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm cả giá trung bình của những mặt hàng và khoản chi tiêu thiết yếu cho các hộ gia đình như sữa và dầu ăn, tiền thuê nhà, các tiện ích, phương tiện công cộng và sức mạnh của đồng nội tệ.

Nghiên cứu này nhằm mục đích giúp các tổ chức dự đoán chi phí cho các chuyến công tác và nhiệm vụ ngắn hạn, công ty dữ liệu cho biết.

Một chuyến công tác hiện có giá trung bình 520 USD/ngày ở Hồng Kông, nơi cũng được xếp hạng là địa điểm đắt thứ 16 cho các chuyến công tác trên thế giới.

Đó là bất chấp nhu cầu thấp từ khách doanh nhân, vì Hồng Kông tuân thủ chặt chẽ chính sách "Zero-COVID". Chỉ đến cuối năm 2022, quốc gia này mới bắt đầu nới lỏng một số hạn chế.

"Chi phí khách sạn tiếp tục chiếm phần lớn trong tổng chi phí đi công tác và mặc dù tỷ lệ lấp đầy thấp hơn vào năm 2022, nhưng giá phòng được quảng cáo ở Hồng Kông không giảm đáng kể", Lee Quane, Giám đốc khu vực Châu Á của ECA International cho biết, theo CNBC.

Hồng Kông giữ vị trí là điểm đến kinh doanh đắt đỏ nhất châu Á - Ảnh 1.

"Điều này có thể là do nhu cầu của người dân địa phương, trong khi các khách sạn cũng có thể cần duy trì giá phòng để trang trải các chi phí bổ sung liên quan đến việc duy trì dịch vụ trong đại dịch COVID-19".

Báo cáo dựa trên thông tin được thu thập vào năm 2022, từ 457 địa điểm tại hơn 190 quốc gia, ECA International cho biết.

Singapore vượt Tokyo

Singapore tăng một bậc trong bảng xếp hạng của ECA International, vượt qua Tokyo để trở thành thành phố đắt đỏ thứ hai ở châu Á để đến thăm công việc.  cũng được xếp hạng 19 trên toàn cầu.

ECA International cho biết, một chuyến công tác tới Singapore hiện có chi phí trung bình là 515 USD/ngày, đắt hơn 34 USD so với năm trước.

Họ cho rằng chi phí gia tăng ở Singapore là do nước này "sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại " so với các địa điểm khác ở châu Á, điều này làm tăng nhu cầu đi lại đến thành phố.

Quane cho biết: "Nhu cầu gia tăng đã góp phần làm tăng chi phí lưu trú tại khách sạn, trong khi chi phí liên quan đến các nhu yếu phẩm hàng ngày khác ... cũng tăng với tốc độ nhanh hơn so với các địa điểm khác trong khu vực.

Hồng Kông là thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2023 - Ảnh 2.

Tokyo, đã giảm từ thành phố đắt đỏ thứ hai xuống thứ ba ở châu Á, cũng có mức tăng 5% chi phí hàng ngày đối với khách doanh nhân tính bằng nội tệ.

"Tuy nhiên, họ đã được bù đắp bởi sự mất giá của đồng yên so với đồng USD, dẫn đến sự sụt giảm của một số thành phố trên khắp Nhật Bản trong bảng xếp hạng năm nay", Quane nói.

"Với chi phí trung bình hàng ngày là 424 USD/ngày ở Tokyo, việc đi công tác đến thành phố này hiện rẻ hơn gần 20% so với Hồng Kông đứng đầu".

Lạm phát và mất giá tiền tệ

ECA International cho biết, lạm phát ở nhiều địa điểm trên khắp châu Á đã góp phần làm tăng đáng kể chi phí đi công tác tính theo đồng nội tệ.

Báo cáo cho thấy Sri Lanka, Lào và Pakistan có mức tăng chi phí lớn nhất đối với khách du lịch.

Ví dụ, chi phí đi công tác ở Colombo, Sri Lanka cao hơn 75% so với một năm trước đó, theo báo cáo.

"Điều này chủ yếu xuất phát từ lạm phát cao và sự mất giá của đồng tiền, vì một số chi phí liên quan đến việc đi công tác… thường được người đi công tác nướ ngoài ở đây trả bằng USD".

Nhưng không phải tất cả các điểm đến ở châu Á đều trải qua sự gia tăng chi phí du lịch giống nhau.

Ví dụ, các điểm đến du lịch nổi tiếng có "sự thay đổi tương đối ít" trong chi phí du lịch vào năm ngoái, ECA International cho biết.

Quane cho biết: "Các thành phố như Pattaya và Chiang Mai ở Thái Lan, cùng với Denpasar ở Indonesia, đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng bằng đồng nội tệ nhỏ vào năm 2022, dao động từ 1% đến 3%.

Đó là bởi vì nhu cầu thấp hơn ở những điểm đến đó, so với mức trước đại dịch, đã làm giảm giá khách sạn.

"Ngay cả một trung tâm du lịch như Bangkok, nơi thường đón nhiều khách doanh nhân, cũng chỉ thấy chi phí đi công tác tăng vừa phải 4%", Quane nói thêm.

Ngược lại, Singapore chứng kiến mức tăng 10% trong chi phí đi công tác hàng ngày tính bằng nội tệ.

Nơi đắt nhất thế giới

Thêm một năm nữa, New York được vinh danh là nơi đắt đỏ nhất thế giới dành cho khách doanh nhân.

Theo báo cáo, chi phí trung bình hàng ngày cho một chuyến công tác ở New York hiện là 796 USD.

Hồng Kông giữ vị trí là điểm đến kinh doanh đắt đỏ nhất châu Á - Ảnh 2.

Quane cho biết chi phí đi lại đã "phục hồi mạnh mẽ" ở New York trong năm qua, nhờ "nhu cầu đi công tác và du lịch tăng cao sau đại dịch".

Ông cho biết thêm, cùng với "việc tăng giá do lạm phát đối với hàng hóa" thường được khách doanh nhân tiêu thụ, chi phí đi lại đã tăng đáng kể 8%.

Các thành phố khác của Mỹ cũng thống trị danh sách top 10 toàn cầu như Washington DC, San Francisco và Los Angeles.

Ba điểm đến ở châu Âu lọt vào danh sách này, trong đó Thụy Sĩ vẫn là quê hương của hai thành phố đắt đỏ nhất trong khu vực để đi công tác.

(Nguồn: CNBC)

THẢO VY