Sáng nay 11/01 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa ra thông báo cho biết: "Hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định". Việc này có liên quan đến việc Ông Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu trong khi đó những liên quan đến nghẽn lệnh của HoSE có hay không?
17h45 chiều 10-1, SSC có nhận được báo cáo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC - giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Chỉ trong một phiên giao dịch hôm qua, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình từ 15-40 triệu cổ phiếu. Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư mới vừa "đua lệnh" mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.
Theo quy định tại khoản 1, điều 33 thông tư số 96/2020 do Bộ Tài chính ban hành, trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc, người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này phải công bố thông tin việc dự kiến giao dịch cho SSC, sở giao dịch chứng khoán.
Diễn biến trên nhiều khả năng xuất phát từ việc sáng 10-1, nhà đầu tư "đua lệnh" mua cổ phiếu FLC giá trần, đến chiều bị giảm sàn, sang buổi tối lại bất ngờ hay tin ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu FLC mà không báo trước theo quy định. Số cổ phiếu ông Quyết đăng ký bán chiếm khoảng 20% lượng cổ phiếu FLC đang lưu hành, và chiếm gần 10% thanh khoản trên sàn của HoSE trong phiên.
Một thông tin quan trọng như vậy nhưng chỉ vào website công ty này mới thấy. Đồng thời, văn bản ghi rõ ông Quyết ký ngày 5-1 và HoSE là một trong những nơi nhận văn bản. Tuy nhiên, cho đến ngày giao dịch đầu tiên theo như đăng ký (10-1) và cho đến hôm nay 11-1, trên cổng thông tin của HoSE lại không xuất hiện - đây là nơi các nhà đầu tư theo dõi thông tin hằng ngày của tất cả mã chứng khoán đang niêm yết trên HoSE thay vì "canh chừng" khi nào doanh nghiệp bất chợt đăng riêng trên website.
Nguyên nhân "đơ" lệnh trên HoSE buổi chiều khi buổi sáng LFC được mua nhiều?
Phiên giao dịch 10/1 chứng kiến một kỷ lục chưa từng có 135 triệu cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết được chuyển nhượng trong tình trạng cổ phiếu này biến động rất mạnh, từ tăng trần (thêm 7% trong buổi sáng) sang giảm sàn vào buổi chiều, trước khi đóng cửa giảm 6,2% xuống 21.150 đồng/cp.
Sau hơn 6 tháng sàn thông suốt với hệ thống giao dịch mới do Tập đoàn FPT phát triển (nâng giới năng lực xử lý lên 3 triệu lệnh/phiên), thị trường chứng kiến một phiên bảng giá sàn HOSE “đơ”, giá và khối lượng giao dịch các cổ phiếu đứng im, không nhảy trong khoảng nửa tiếng cuối phiên. Trong khi, bảng giá sàn chứng khoán Hà Nội và Upcom vẫn hoạt động bình thường.
Với gần 135 triệu cổ phiếu được giao dịch trong 1 phiên, FLC trở thành mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch trong ngày lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường. Số cổ phiếu này chiếm 20% lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp này và chiếm gần 10% thanh khoản sàn HOSE trong phiên.
Nhà đầu tư mất tiền thi nhau réo tên Quyết "còi"
Liên tục từ tối ngày 10/1 trên các cộng đồng chứng khoán cho đến các trang tin có lượt theo dõi cao về tài chính liên tục réo tên Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết với những cụm từ dành riêng cho ông không mấy được thẩm mỹ. Thêm vào đó nhà đầu tư bức xúc vì những thông tin bị ém nhẹm đi của HOSE về việc đăng ký bán cổ phiếu có thật hay không.
Một bài đăng được chia sẽ nhiều trên mạng xã hội sáng hôm nay có nội dung: " Anh Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC.
[caption id="attachment_28426" align="alignnone" width="852"] Một nhà đầu tư bức xúc[/caption]
Bên cạnh đó một văn bản được lan truyền trên mạng sáng nay với nội dung của ĐƠN GIẢI TRÌNH của ông Trịnh Văn Quyết. Trong đó có nội dung "Tôi đã kiểm kiểm tra và được bộ phận thư ký báo cáo do sơ suất trong quá trình xử lý công việc nên đã quên không gửi văn bản công bố thông tin thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu FLC của tôi đúng thời gian quy định."
[caption id="attachment_28427" align="alignnone" width="1080"] Văn bản giải trình được lan truyền trên mạng xã hội[/caption]
Văn bản đăng ký bán cổ phiếu của ông Quyết gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đề ngày 5/1/2022. Tuy nhiên, trên cổng thông tin của HoSE, thông báo mới nhất liên quan đến mã này có từ ngày 30/12/2021. Văn bản này chỉ xuất hiện chính thức trên website của FLC.
Đã rất lâu rồi kể từ tháng 6/2021, các cổ đông cầm cổ phiếu FLC mới được trải qua 4 phiên tăng giá liên tiếp như giai đoạn 4-7/1, trong đó có 2 phiên tím trần của FLC. Việc FLC lình xình ở vùng dưới mệnh giá đã kéo dài nhiều năm, bất kể lời hứa "không đưa được về mệnh giá sẽ phá sản" của ông chủ tịch vào năm 2020. Thậm chí, ngay trong phiên sáng nay, nếu không vì lượng bán ra bất thường, FLC có thể có phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp, trong đó có 3 phiên trần - chuỗi tăng điểm ấn tượng nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây. Những cổ đông "đu đỉnh" FLC tại mức giá 24.100 đồng hôm nay đã mất ngay 12% tải khoản chỉ trong một phiên. Với gần 75 triệu cổ phiếu của FLC đã bán, ông Quyết đã thực hiện xong gần 43% khối lượng giao dịch dự kiến. Với mức giá đóng cửa phiên ngày 10/1, ông Quyết đã thu được khoảng 1.580 tỷ đồng.
Vậy những xử lý của UBCK NN có được nhà đầu tư đồng thuận khi những sự việc này xảy ra ảnh hưởng lớn đến cơ chế thị trường chứng khoán Việt Nam và là tiền lệ để cho nhiều "ông lớn" khác có thể làm theo.
Tổng Hợp