Khi người Trung Quốc không ra đường: Du lịch thế giới khủng hoảng ra sao?

"Tất cả các tour đến từ Trung Quốc đã bị hủy bỏ. Tôi mất 15 tour trong tháng 2 này", hướng dẫn viên du lịch 77 tuổi Bill Egerton - quản lý doanh nghiệp lữ hành Koala Blue Tours ở Queensland, Australia đã 25 năm qua nói với CNN.

Du khách Trung Quốc là nguồn thu chính của du lịch nhiều quốc gia

"Khách Trung Quốc chiếm 10-20% doanh thu của chúng tôi. Họ là khách du lịch nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất ở đây. Tôi nghĩ chính phủ chưa nhận ra được là kinh tế đã thiệt hại nhiều như thế nào. Các khu vui chơi ngưng trệ, các khách sạn bị ngưng trệ", Egerton tiếp tục than thở. 

Hàng loạt chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đã bị hủy bỏ
Hàng loạt chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đã bị hủy bỏ

Ở riêng Gold Coast, điểm du lịch quen thuộc của Australia, khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất, họ đã chi tiêu 1,6 tỷ đô Úc trong năm 2019. Năm 2019, nước này đã đón 9,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong dó 7,96 triệu là khách từ Trung Quốc và kiếm được từ họ 21,95 tỷ đô.

Trung Quốc luôn là thị trường có khách du lịch hàng đầu thế giới. Từ 4,5 triệu khách Trung Quốc du lịch nước ngoaì năm 2000, con số này đã là 150 triệu vào năm 2018. Vào năm 2020, người ta kỳ vọng số này sẽ tăng gấp đôi. 

Người Trung Quốc cũng là những người chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu du lịch khi chiếm 16% (277 tỷ đô la) trong tổng số chi tiêu toàn thế giới (277 nghỉ tỉ), theo số liệu của UNWTO.

Với lệnh cấm các tour du lịch và các đoàn khách theo nhóm của Trung Quốc, ngành du lịch các nước châu Á - Thái Bình Dương bị dự báo sẽ thiệt hại nặng nề, ngoài ra một phần châu Âu và châu Mỹ cũng sẽ có ảnh hưởng. 

Virus từ Trung Quốc làm cả thế giới đối mặt với nạn dịch

Thái Lan là quốc gia ảnh hưởng nặng khi khách Trung Quốc sụt giảm
Thái Lan là quốc gia ảnh hưởng nặng khi khách Trung Quốc sụt giảm

Vào ngày thứ Năm vừa qua, trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng  (giờ VN) ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".

Bệnh dịch từ Vũ Hán đã làm cho hơn 12000 người nhiễm bệnh, 259 trường hợp tử vong. Hiện bệnh đã lan ra 26 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài Trung Quốc. 

Các hãng hàng không như United, American, Delta, British Airways, KLM, Air Canada và Lufthansa cũng đã ngưng nhiều chuyến bay đến và đi từ các thành phố ở Trung Quốc. Cathay Pacific cũng đã giảm các chuyến bay. 

Vào ngày 31/1, Mỹ tuyên bố tạm dừng cấp visa cho người Trung Quốc trong vòng 14 ngày.  Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore thông báo nước này sẽ không tiếp nhận  khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục trong vòng 14 ngày tới, bao gồm cả khách quá cảnh. 

Hong Kong, Macau, Mông Cổ, Triều Tiên, Nga cũng đều đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc đại lục để ngăn chặn virus lây lan. 

Tình trạng có thể thấy rõ nhất là hiện tại, các điểm du lịch vốn rất đông khách như Angkor Wat của Campuchua, Hoàng cung ở Thái Lan hay Cung điện ở Tokyo (Nhật Bản) đều đang trong tình trạng vắng vẻ hơn bình thường.

Theo báo cáo của ForwardKeys, một công ty phân tích thì đây vốn dĩ là mùa cao điểm của du khách Trung Quốc vì là dịp nghỉ Tết của nước này. Tỷ lệ đặt tour, đặt phòng cho giai đoạn từ 19/1 đến 26/1 đang tăng 7,3% so với dịp Tết năm ngoái. Thế nhưng, với việc bệnh dịch tràn lan cùng lệnh hạn chế du lịch, mức đặt phòng đã giảm 6,8%. 

Các quốc gia Châu Á Thái BÌnh Dương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn cả. Tỷ lệ đặt phòng giảm 1,3% trước lệnh hạn chế và sau đó giảm tiếp 15,1%. 

"Châu Á Thái Bình Dương lầ điểm đến ưa thích của khách du lịch Trung Quốc nên sẽ là nơi bị ảnh hưởng nhất", phó chủ tịch ForwardKeys Olivier Ponti nói với CNN. "Châu Âu có vẻ khá hơn. Nhưng Bắc Mỹ thì không khả quan lắm, tỷ lệ đặt phòng giảm 22,5%. Về cơ bản chẳng ai được lợi trong việc này", ông Ponti tiếp. 

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, Trung Quốc 51% GDP du lịch toàn vùng châu Á - Thái BÌnh Dương năm 2018. 

Những nơi ảnh hưởng nặng nề nhất

Ở Thái Lan, khách Trung Quốc chiếm 30% số lượng khấch quốc tế,
Ở Thái Lan, khách Trung Quốc chiếm 30% số lượng khấch quốc tế,

Các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi khác Trung Quốc chiếm số lượng lớn thì càng gặp khó. 

Ở Thái Lan, khách Trung Quốc chiếm 30% số lượng khấch quốc tế, hậu quả con virus mới gây ra là rất nặng nề. 

Theo Vichit Prakobgosol, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thái Lan, có khoảng 1,2-1,3 triệu khách du lịch Trung Quốc đã hủy chuyến đi tới Thái từ trong tháng 2 và tháng 3. 

"Sẽ còn ảnh hưởng tới tháng 4, đây là khoảng thời gian khó khăn", Prakobgosol bổ sung, "Thậm chí vào cuối tháng 1 tôi còn chưa thấy thay đổi gì. "

Những dịch vụ vu lịch ở các khu thắng cảnh nổi tiếng ở Bangkok, Phuket, Chiang Mai, Pattaya đều đang ở tình trạng đóng băng, doanh thu tụt dốc. 

Ở Pattaya, ít nhất  du thuyền cung cấp dịch vụ ngắm cảnh, ăn tối là ALl Star Cruise Pattay và Oriental Sky đã thông báo dừng hoạt động kể từ ngày 1/2. Khách của All Star Cruise chủ yếu là khách Trung Quốc, vào khoảng 300 người mỗi ngày, con số này của Oriental Sky là 5000-6000 người. 

"Chúng tôi phải tạm thời dừng phục vụ vô thời hạn cho đến khi tình hình được cải thiện", Suthasinee Srimala, Giám đốc bán hàng và marketing cho All Star Cruise Pattaya trả lời CNN.

Yuttasak Supasorn, đại diện Tổng cục Du lịch Thái Lan ước tính nước này sẽ thiệt hại khoảng 3 tỷ đô la vì virus corona. Srimala cũng cho rằng các công ty sẽ hoàn trả toàn bộ số tiền tour đã đặt cho khách hàng hủy chuyến vì dịch bệnh. 

Cũng theo Yuthasak Supasorn, khoảng 80% chuyến bay từ Trung Quốc đi Thái đã bị hủy trong từ tháng 2 đến tháng 4: "Sẽ phải mất ít nhất 4 đến 5 tháng sau dịch chúng tôi mới khôi phục lại được, theo kinh nghiệm từ hồi dịch SARS".

Tại Nhật, nơi mà khách Trung Quốc chiếm tới 27% khách quốc tế việc hàng loạt tour bị hủy khiến ngay cả Kamome - một hãng lữ hành lớn ở Tokyo cũng lao đao. Đại diện công ty này cho hay, có hơn 20.000 đoàn khách Trung Quốc đã hủy chuyến tới Nhật cho tới hết tháng 2. 

Nước Nhật đón khoảng 9,6 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2018. Đây là thị trường khách quốc tế lớn thứ 3 ở xứ sở hoa anh đào. Nhiều công ty du lịch ở đây chỉ chuyên phục vụ khách Trung. 

"Chúng tôi được cảnh báo về sự sụt giảm của khách Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng không thể biết được tình trạng này kéo dài bao lâu vì nó phụ thuộc vào chính sách của chính phủ Trung Quốc", Shiho Himuro - người phát ngôn Hiệp hội du lịch quốc gia Nhật nói. Người Trung Quốc khi đi du lịch Nhật đã tiêu 15,6 tỷ đô  vào năm 2019, chiếm 36,8% doanh thu du lịch ở Nhật. 

Văn phòng Du lịch Macau báo cáo khách Trung Quốc đại lục giảm 75,1% trong suốt thời gian từ mùng 1 đến mùng 4 tết âm lịch năm nay. Dù trước đó, khách đại lục chiếm 70,8% trong số 39,3 triệu khách du lịch ngoài lãnh thổ đến đặc khu này.

Macau thậm chí đã ngừng cả hoạt động chào đón năm mới, đóng cửa biên giới đại lục - Macau, thậm chí cũng không loại trừ "kho kiếm tiền" là các sòng bạc. 

"Macau đang bị ảnh hưởng. Chẳng ai muốn đến vì ai cũng sợ virus". Filipe Ferreira, Giám đốc quản lý của nhà hàng Litoral ở Taipa - một hòn đảo ở Macau cho biết - "Hàng dài người mua khẩu trang, các siêu thị đông nghẹt, hàng hóa hết trong nháy mắt, khách du lịch thông thường thì hoàn toàn vắng bóng. Tôi vẫn nhìn thấy vài du khách ngoài đường, nhưng đã quá vắng so với trước". 

Cùng với đó, nhưng khu du lịch nổi tiếng khách như Maldives, Micornesia, Bắc Mariana cũng đã bắt đầu nhận thấy những tác động. 

Đảo Bắc Mariana - một hòn đảo ở Thái Bình Dương - trước lệnh cấm mỗi ngày đón 500 khách Trung Quốc. Đó là con số lớn so với dân số chỉ vỏn vẹn 51000 người ở đây. 

"Rõ ràng là Trung Quốc là nguồn khách chủ yếu của chúng tôi. Bây giờ thì là vấn đề lớn, Wolfgang Georg Arlt, Giám đốc Viện nghiên cứu du khách Trung Quốc nhận định. 

Pháp có khoảng 2 triệu du khách Trung Quốc mỗi năm, mất đi số khách này cũng sẽ là một tổn thất lớn. Dự báo ít nhất 33% doanh thu của các đại lý du lịch đã sụt giảm trong quý đầu tiên này.

Kỳ vọng vươn lên sau đại dịch

Dù còn quá sớm để thống kê kinh tế thế giới thiệt hại như thế nào từ đại dịch này, nhưng với ngành du lịch thì không quá khó để thấy mức độ tổn thất nặng nề. Mức độ thiệt hại còn chưa thể thống kê do không ai biết virus corona còn hoành hành tới cỡ nào. Bù lại, người ta vẫn tin rằng ngành du lịch thế giới vẫn có thể có cú hích. 

Mọi việc sẽ trở lại ổn định vào tầm giữa tháng 4?
Mọi việc sẽ trở lại ổn định vào tầm giữa tháng 4?

Làm một phép so sánh, dịch SARS đã khiến kinh tế toàn cầu mất đi 30-50 tỷ đô.  Phải mất 16 tháng Trung Quốc mới hồi phục laị. Nhưng lần này, chính phủ Trung Quốc đã có chuẩn bị tốt hơn, họ chủ động và hành động nhanh hơn thời dịch SARS. 

"Quá sớm để nói bao giờ việc này kết thúc. Nhưng có vẻ mọi việc sẽ trở lại ổn định vào tầm giữa tháng 4", Arlt nói, "Nếu nhìn lại từ vụ SARS, chúng ta có thể thấy sau khi phục hồi họ còn phát triển nhanh hơn". 

"Mặc dù suốt thời kỳ dịch SARS hoành hành, nhu cầu du lịch giảm nhưng khi dịch này được khống chế, doanh số của chúng tôi tăng gấp đôi, gấp ba", Jane Sun, CEO của Trip.com - tập đoàn kinh doanh du lịch lớn ở Trung Quốc nói, "Chúng tôi tin là sẽ có thuốc sớm điều trị và khống chế virus"

MN (Theo CNN)

Thủ tướng Chính phủ công bố dịch truyền nhiễm do virus corona gây ra

Thủ tướng Chính phủ công bố dịch truyền nhiễm do virus corona gây ra

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới do virus corona gây ra, hiện quy mô dịch tại Khánh Hoà, Vĩnh Phúc và Thanh Hoá