Không dám dẫn bạn về nhà vì công việc của bố mẹ, đến khi bố hấp hối tôi nghẹn đắng ân hận khi được nghe câu trải lòng của ông

Nhất định tương lai tôi sẽ không bao giờ an phận như bố, tôi phải bơi ra biển lớn.

Bố mẹ tôi đã nuôi tôi lớn bằng 1 công việc vô cùng tẻ nhạt diễn ra trong 30 năm. Công việc của họ là đính cúc và tạo lỗ khuy, bao gồm cả cúc bốn lỗ, hai lỗ trên áo sơ mi và cúc sắt trên quần jean. Lúc đầu họ làm trong 1 nhà máy quy mô nhỏ nhưng sau đó nhà máy giải thể nên về nhà nhận việc làm.

Nhiều người có thể ngạc nhiên, bởi loại công việc này có thể được thay thế bởi máy móc. Nhưng rất nhiều người cần đến bố mẹ tôi. Tiền công của một chiếc nút chỉ là vài trăm đồng trong 15 năm. Công việc của họ là đạp bàn đạp cả ngày và căn chỉnh các đường vẽ cho phù hợp với những chiếc kim của máy. Ngày bé tôi cũng từng làm cùng bố mẹ để được thưởng những chiếc kem que mát lạnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi còn học tiểu học, tôi đã biết đến phòng khách và không hiểu tại sao nhà tôi không có phòng khách. Cửa kính của nhà chúng tôi hướng ra đường, còn căn phòng lớn hơn bên ngoài chứa đầy máy móc và quần áo của khách. Tôi bị mất một mảnh thịt ở ngón tay cái bên phải vì mấy chiếc máy quỷ quái đó. Anh trai tôi đã hai lần ngã vào máy khâu và vẫn còn vết sẹo dưới cằm.

Vào mùa cao điểm, “phòng khách” nhỏ bé của chúng tôi sẽ chất đầy hàng núi quần áo. Tôi nhớ có lần bố mẹ nhận việc gia công đồ ngủ và làm việc suốt đêm. Chúng là những bộ đồ ngủ hình khủng long lông thú chất cao tới tận trần nhà. Với tôi thời gian ấy vô cùng kinh khủng, nhất là mùa hè bố mẹ phải làm hàng dự trữ để mùa đông trả, nhà tôi nóng như 1 cái lò khiến tôi không muốn về nhà nữa.

Phía sau căn xưởng nhỏ này là một lối đi hẹp, bên phải là phòng ngủ của anh tôi, tôi và mẹ tôi (bố tôi nằm ngoài phòng khách). Nó nhỏ đến mức nào? Chỉ có chỗ cho hai chiếc giường.

Khi tôi học cấp hai, bố tôi phải làm vách ngăn bằng gỗ để chia đôi căn phòng theo chiều cao, còn tôi sống trên gác mái. Cái gọi là sự tách biệt giữa phòng ngủ và chỗ làm việc được thực hiện đơn giản bằng một miếng bìa cứng lớn. Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã quen với việc ngủ trong tiếng ồn, vô cùng mệt mỏi.

Mỗi lần đến nhà bạn bè chơi, có phòng khách, phòng ngủ và 1 không gian thoáng đãng dễ thở tôi không biết sao bố mẹ mình có thể làm nghề này. Tôi thường sang nhà các bạn chơi rồi cũng có khi ăn cơm ở đó. Nhưng tôi chưa 1 lần rủ bọn nó về nhà mình, tôi rất xấu hổ với căn nhà ngổn ngang đến chỗ đi lại cũng khó khăn.

Bố tôi là người nghiện thuốc lào, cứ làm đêm là ông phải hút cho tỉnh ngủ. Mùi thuốc lào rồi thi thoảng đứa bé hàng xóm sang làm đổ cái ống điếu thật sự khiến tôi muốn phát điên.

Đến năm 16 tuổi, tôi đã từng hét lớn giữa đống quần áo và tiếng máy khâu: “Bố mẹ đừng làm nữa được không, tại sao bao nhiêu năm cứ làm mãi công việc nghèo hèn bụi bẩn này, chúng con làm sao có tương lai”. Bố tôi đã tát tôi 2 cái và mắng tôi: “Nếu cảm thấy xấu hổ thì mày có thể ra khỏi nhà”. Tôi đã rất giận ông ấy, dần xa bố hơn, xa cái mùi thuốc lào mà tôi ghét đặc. Nhìn những ông bố xung quanh tôi tự hỏi: Sao đàn ông lại có thể ngồi máy may cả ngày và làm cái nghề của phụ nữ này mà không biết chán. Nhất định tương lai tôi sẽ không bao giờ hèn chí khí như bố, tôi phải bơi ra biển lớn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rồi anh trai tôi vào Đại học, ở lì trên Hà Nội mấy tháng mới về quê 1 lần, tôi chỉ mong thật nhanh chóng được như anh. Tôi đã quá chán ghét ngôi nhà này, ngôi nhà không có 1 sự thay đổi nào suốt mười mấy năm qua.

Và rồi thời gian trôi đi, tôi – 1 ông bố 30 tuổi với 1 gia đình nhỏ chỉ còn có thể nhìn lại ngôi nhà ấy trong kí ức. Bố tôi đã mất, mẹ cũng chuyển lên thành phố ở cùng anh trai tôi. Tôi không ngờ, khi bố nằm thoi thóp trên giường bệnh là lúc tôi khao khát được trở về ngày xưa, ngày bố còn mạnh khỏe, còn sức chửi mắng chúng tôi. Bố tâm sự, bố chọn công việc này bởi nó có thời gian cho gia đình, bố được đồng hành, đỡ đần cho mẹ, đủ để nuôi anh em tôi ăn học. Lúc nhắm mắt xuôi tay bố đã xin lỗi chúng tôi vì bố không thể khiến chúng tôi tự hào về bố. Lúc ấy tôi cảm thấy bản thân mình thật tệ.

Giờ đây khi đã có con tôi mới hiểu được nỗi lòng của bố mẹ. Bố mẹ có thể vất vả, làm đủ mọi công việc để lo cho gia đình con cái. Họ không sợ khó, sợ khổ nhưng điều họ sợ nhất là con mình không hiểu. Cuối cùng tôi đã kịp nói với bố câu “Con tự hào khi được là con của bố” nhưng bố đã chẳng còn có thể nghe được nữa rồi…

VV

Nữ giáo sư Hóa học được bổ nhiệm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM

Nữ giáo sư Hóa học được bổ nhiệm Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM

GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai, 50 tuổi trở thành nữ Phó Giám đốc đầu tiên của Đại học Quốc gia TPHCM.

Đọc nhiều nhất