Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y thì chó không phải là đối tượng nằm trong danh mục động vật phải kiểm soát giết mổ.
Nhiều chuyên gia nhận định cần đưa chó vào danh mục động vật phải chịu sự quản lý, kiểm soát giết mổ theo Thông tư 09/2016 của Bộ NN&PTNT, để quản lý, giám sát.
TS Lê Minh Tiến (chuyên gia xã hội học) nhận định: “Ngay cả thịt cừu với lượng tiêu thụ ít, gần như chỉ thấy ở một số nhà hàng và chắc chắn không phổ biến bằng thịt chó mà còn được kiểm soát giết mổ theo Thông tư số 09/2016 của Bộ NN&PTNN. Trong khi đó, chó không được kiểm soát giết mổ theo thông tư vừa nêu là rất vô lý” - TS Tiến nói.
TS Dương Ngọc Dũng (ĐH KHXH&NV TP.HCM) nêu quan điểm: "Thực tế cho thấy thịt chó vẫn được buôn bán như một nguồn thực phẩm nên cần đưa vào diện phải kiểm tra chặt chẽ theo các quy định về vệ sinh ATTP để bảo vệ sức khỏe cho người dân”.
Những chú chó đang bị mổ thịt không rõ nguồn gốc và không được kiểm dịch. (Nguồn: baomoi.com) |
Các bác sĩ của bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã cảnh báo ăn thịt chó, mèo có thể bị bệnh dại, bởi hầu hết nguồn thịt chó cung cấp ra thị trường là nguồn chó bệnh hoặc từ các vụ trộm cắp.
Chó trộm bị đánh bả, bị bẫy bằng các hóa chất độc hại nếu không được chế biến kỹ thì ăn vào sẽ bị nhiễm ký sinh trùng, nó sẽ xâm nhập vào gan, phổi, mắt, thậm chí là não,… có thể gây tử vong ở người. Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã ra khuyến cáo kêu gọi người dân không nên ăn thịt chó.
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung (Phó Trưởng khoa Luật, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM) khuyến nghị: "Về lâu dài, các cơ quan chức năng mà trọng tâm là Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế cùng một số đơn vị có liên quan cần phối hợp với nhau để đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng hơn về quản lý thịt chó cũng như chế tài xử phạt khi các cá nhân, tổ chức vi phạm".
Những thực phẩm giàu sắt dành cho người ăn chay
Cho dù bạn là người ăn chay hoặc đang tích cực chuyển sang chế độ ăn không thịt, điều quan trọng là đảm bảo tiêu thụ thực phẩm đủ chất sắt.