Kinh tế số là gì?
Theo nhóm hợp tác kinh tế số Oxford, kinh tế số được hiểu là một nền kinh tế hoạt động chủ yếu dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Trong đó, loại hình kinh tế này được biểu hiện rõ nét nhất ở các giao dịch điện tử diễn ra qua Internet.
Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, vận chuyển hàng hóa, vận tải, hậu cần, tài chính, ngân hàng… Về cơ bản, đây là những mô hình tổ chức và cách thức hoạt động trong kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại.
Ngày nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu của kỹ thuật số ở mọi nơi trong cuộc sống. Nó hiện hữu từ các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, thực phẩm, vận tải và các ứng dụng liên quan đến giao hàng.
Các thành phẩn của kinh tế số
+ Nền kinh tế số bao gồm 3 thành phần:
- Kinh tế số ICT: Đây là lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông. Nó bao gồm các hoạt động như sản xuất sản phẩm điện tử và phần cứng, phát triển phần mềm và nội dung số, cung cấp dịch vụ CNTT và viễn thông.
- Kinh tế số Internet: Các hoạt động kinh tế hoàn toàn dựa trên Internet. Đó là dịch vụ số, kinh doanh số, kinh tế nền tảng, kinh tế dữ liệu, kinh tế thuật toán, kinh tế chia sẻ, kinh tế biểu diễn, và các hình thức kinh doanh dựa trên Internet khác.
- Kinh tế số của các ngành: Phân khúc kinh tế được tạo ra từ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số và nền tảng số trong các ngành truyền thống. Nó gồm có các hoạt động như: quản trị điện tử, thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số, nông nghiệp thông minh, sản xuất thông minh, du lịch thông minh.
Lợi ích phát triển kinh tế số
Phát triển nền kinh tế số là mô hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Chất lượng dịch vụ cuộc sống sẽ được nâng cao, vấn đề ô nhiễm sẽ xử lý hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại.
Cụ thể nền kinh tế số đưa tới một số lợi ích như sau:
+ Giảm chi phí giao dịch
Chi phí tiến hành các giao dịch được giảm rõ rệt trong ngành công nghệ tài chính (Fintech). Một số các giao dịch trước đây cần phải tới chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể dễ dàng hoàn tất ngay trên điện thoại di động chỉ trong vài giây.
+ Giảm sự bất cân xứng về thông tin
Hệ thống sinh thái được thiết lập từ hoạt động công nghệ giúp tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng. Nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen người dùng cũng như tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ, hoạt động cung cầu phù hợp hơn, hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất
Kinh tế số phát triển, sản xuất được tự động hoá. Khi nền kinh tế số phát triển làm chu kỳ sản xuất được rút ngắn. Đồng thời, chất lượng và mức độ tin cậy cũng được cải thiện.
Số lượng tầng lớp phân phối trung gian được giảm xuống, liên kết cung - cầu diễn ra ngay trên các nền tảng kỹ thuật số. Nhờ vậy năng suất tăng lên, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
Vai trò của kinh tế số trên thế giới
Thực tế có thể thấy, nền kinh tế số đang mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lớn trên toàn cầu. Đặc biệt là các công ty lớn đều có kết nối với nền tảng kỹ thuật số. Những lợi ích chính của nền kinh tế số đem lại là:
- Tăng trưởng thương mại điện tử.
- Khuyến khích người dùng Internet phát triển hệ thống tài sản
- Dịch vụ kỹ thuật số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mang lại nhiều thay đổi to lớn trong các nền kinh tế và xã hội trên thế giới. Với sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ số, rào cản thị trường thấp hơn, mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận và chia sẻ thông tin hơn.
Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy những công cụ tự động hóa doanh nghiệp tiện dụng, thông minh.
Vai trò của kinh tế số tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, việc hiểu rõ kinh tế số là gì đã giúp các công ty nhanh chóng hội nhập vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Nền kinh tế số buộc các công ty phải đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống.
Giờ đây, doanh nghiệp đã, đang và sẽ hình thành mô hình hệ sinh thái kết hợp giữa sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Điều này giúp họ cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả công việc.
Nền tảng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) được coi là cốt lõi của chuyển đổi số và là bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế số. Sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này sẽ giúp Việt Nam vượt qua bẫy của các nước có thu nhập trung bình và theo đuổi phát triển nhanh và bền vững.
(Tổng hợp)