Lãi suất liên ngân hàng chưa thể hạ nhiệt, lãi suất huy động tăng và cho vay không thể giảm

Đứng trước nhiều rủi ro và yếu tố bất định gia tăng, nhà điều hành đã lựa chọn phương án duy trì mức thanh khoản vừa phải trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng chưa thể hạ nhiệt, lãi suất huy động tăng và cho vay không thể giảm...

Trong tháng 4, lãi suất liên ngân hàng tăng trong tháng, duy trì 2,3% - 2,73% đối với các kỳ hạn qua đêm đến 3 tháng.

Áp lực lạm phát vẫn đang hiện hữu (theo nhiều tổ chức dự báo lạm phát lên tới 4,5% trong năm 2022). Cùng với đó, việc giá nguyên nhiên vật liệu hàng hóa trên thế giới tăng nóng cũng hạn chế phần nào khả năng can thiệp của nhà điều hành, khiến dự báo các mục tiêu điều hành gặp nhiều thách thức.

Như vậy, VCBS đánh giá lãi suất liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ duy trì xung quanh mặt bằng hiện tại và sẽ mất khoảng thời gian đáng kể trước khi có thể dần hạ nhiệt.

"Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng năm 2022 sẽ cao hơn cao hơn khoảng 1%-1,5% so với năm trước đó", VCBS nhận định.

Cùng với đó, NHNN bơm ròng 1.648,38 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể, với điều hành chủ động linh hoạt, NHNN bơm 8.375 tỷ VNĐ thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,5%/năm; ngoài ra, 6.727 tỷ VNĐ khối lượng mua kỳ hạn đã đáo hạn.

Quan sát của PV cũng cho thấy, trong những ngày đầu tháng 5, dù lãi suất liên ngân hàng vẫn đang giao dịch quanh mặt bằng mới được thiết lập trong giai đoạn tháng 3, tháng 4. Tính đến 12/5, mặt bằng lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đứng ở 2,07%, 1 tuần 2,26% và 3 tháng lên tới 2,9%.

Đảm bảo hài hòa tăng trưởng tín dụng với các mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô trong khi vẫn quản lý sát sao, chặt chẽ vấn đề dịch chuyển vốn, tiền tệ sang thị trường bất động sản hay các thị trường khác.

Các chuyên gia VCBS nhận thấy, cho đến thời điểm này lựa chọn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang cho thấy sự hợp lý, linh hoạt nhất định trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới đặc biệt là lạm phát chưa xác định thời điểm chuyển biến tích cực hơn.

Các rủi ro mang tính chất địa chính trị đi kèm với xu hướng trung hòa dần chính sách tiền tệ nới lỏng trên thế giới là các yếu tố chính tạo nên mặt bằng lợi suất liên ngân hàng cao hơn 1-1,2% so với cùng kỳ.

Tổng Hợp