"Làm việc tại nhà" để tránh virus corona: bước tiến trong quá trình bình đẳng giới?

Không chỉ đem lại lợi ích cho phụ nữ, giải pháp làm việc tại nhà cũng giúp những đàn ông dễ dàng hỗ trợ phụ nữ hơn trong việc nhà và nó sẽ là một bước tiến trong quá trình bình đẳng giới

Tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Hồng Kong hay Singapore, các cửa hàng và dịch vụ công cộng hầu như đã đóng cửa. Tại một số khu vực trước đây từng rất sầm uất, hiện tại chỉ còn một vài người qua lại.

Hàng triệu người hiện đang “trú ẩn” trong căn hộ của mình, tạo nên một trải nghiệm làm việc tại nhà lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay.

Một trung tâm thương mại vắng bóng người ở Bắc Kinh.
Một trung tâm thương mại vắng bóng người ở Bắc Kinh.

Đại dịch virus corona chủng mới (Covid-19) khởi nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 giờ đã khiến hơn 67.000 người lây nhiễm và tước đi sinh mạng của hơn 1.500 người, chủ yếu ở đại lục Trung Hoa.

Để tránh sự lây lan của virus, khoảng 60 triệu người dân tại Trung Quốc đã bị phong tỏa hoặc hạn chế đi lại, giao tiếp từ tháng 1. Các lệnh cấm đã được triển khai tại nhiều nơi. Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình giờ đây đã phải cảnh báo rằng quốc gia này cần phải ổn định lại nền kinh tế.

Một nhân viên y tế tranh thủ nghỉ trong khu giường cách ly của Bệnh Viện Red Cross tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm 16/2.
Một nhân viên y tế tranh thủ nghỉ trong khu giường cách ly của Bệnh Viện Red Cross tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm 16/2.

Trong nỗ lực cố gắng giới hạn việc tiếp xúc xã hội để hạn chế sự lây lan dịch bệnh, hàng triệu người dân tại Trung Hoa và các khu vực nhiễm bệnh khác đã chọn phương pháp làm việc tại nhà.

Đối với một số ngành nghề, chẳng hạn như giáo viên, việc giảng dạy trực tuyến trong nhiều tuần thực sự là ác mộng. Thế nhưng với nhiều lĩnh vực khác, những trải nghiệm hy hữu này đã được đón nhận khá tốt đến mức các nhân viên còn đang xem xét để tiếp nhận nó như một giải pháp lâu dài. Đối với những cá nhân ủng hộ các phương pháp làm việc linh hoạt hơn thì những tuần vừa qua có thể là một bước tiến dài trong công cuộc cải cách.

Những sự ức chế và lợi ích không ngờ tới

Đối với Trung Quốc, đại dịch lần này đã làm chao đảo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này khi phải vật lộn khá vất vả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và sự sụt giảm nhu cầu của người dân trong nước. Hiện tại, hầu hết cơ sở kinh doanh hiện vẫn đang đóng cửa trong nhiều tuần, làm gia tăng nỗi sợ về sự cắt giảm nhân công với số lượng lớn, nạn thất nghiệp hay niêm phong nhà. Ước tính đại dịch lần này có thể khiến sự tăng trưởng ở Trung Quốc thất thoát 62 tỷ đô.

Người dân Tokyo đi qua bảng điện tử hiện những con số ảm đạm của giá cổ phiếu thị trường châu Á hôm 3/2.
Người dân Tokyo đi qua bảng điện tử hiện những con số ảm đạm của giá cổ phiếu thị trường châu Á hôm 3/2.

Khi chính quyền hối thúc các công ty mở cửa trở lại, người dân Trung Quốc lên kế hoạch áp dụng cách làm việc tại nhà thay vì đến văn phòng.

Theo CNN, những công ty công nghệ như Tencent, Alibaba hay Microsoft cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong một tới hai tuần tới vì những lo ngại về sức khỏe và an toàn.

Trong khi đó, chính phủ Singapore, Hong Kong và Macao đã yêu cầu các cán bộ công chức làm việc tại nhà, đồng thời đề nghị những nhân viên của các công ty tư nhân cũng thực hiện tương tự, ngoại trừ những người thuộc các bộ phận cung cấp dịch vụ khẩn cấp.

Nhiều trường học hiện vẫn đang đóng cửa. Nhiều giáo viên đã phải thiết kế những bài giảng trực tuyến như Google Hangouts hay các phần mềm hội thảo có video. Một trường học tại Hong Kong đã yêu cầu học sinh phải “check in” trực tuyến và làm các bài tập online trong vài tiếng quy định, vì thế nếu học sinh bỏ lớp thì sẽ bị ghi lại bằng phần mềm.

Người lao động được kiểm tra thân nhiệt trên một khu phố thương mại đã đóng cửa tại Bắc Kinh hôm 12/2.
Người lao động được kiểm tra thân nhiệt trên một khu phố thương mại đã đóng cửa tại Bắc Kinh hôm 12/2.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình lớp học online đã gây nên nhiều ức chế đối với giáo viên.

“Chúng tôi thường áp dụng nhiều phương thức thực hành trong giảng dạy, nên đây thực sự là một thử thách đối với chúng tôi để xây dựng những bài học ý nghĩa cho bọn trẻ”, một giáo viên dạy các trẻ đặc biệt ở Hong Kong chia sẻ.

Theo cô, việc dạy những trẻ đặc biệt rất cần sự hỗ trợ từ người lớn. Trong khi phụ huynh các em vừa phải làm việc tại nhà, vừa phải là giáo viên trực tiếp giúp đỡ con em mình, đây dường như là một nhiệm vụ thực sự khó khăn.

Vậy nhưng đối với những lĩnh vực công nghệ, làm việc tại nhà lại chứng minh tính hiệu quả không ngờ của nó.

“Đây thực sự là một cuộc thử nghiệm mà chúng tôi buộc phải lựa chọn, nhưng thực sự lại khá hài lòng về nó. Trước đại dịch, chúng tôi không muốn nhân viên làm việc tại nhà vì chúng tôi đề cao sự tương tác giữa các nhân viên. Thế nhưng trải nghiệm này đã cho thấy toàn đội vẫn có thể tương tác tốt với nhau khi họ thậm chí không ở chung một phòng. Vì thế chúng tôi đang xem xét liệu có nên áp dụng phương thức này khoảng 2 đến 3 tuần một năm hay không”, giám đốc mảng kế toán và sales của một công ty dựng web và thương hiệu tại Hong Kong cho biết.

Tuy nhiên, anh cũng thừa nhận thành công của việc này phần lớn do đặc tính công việc của công ty khi nhân viên chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối mạng để làm việc.

Một nhân viên đeo trang phục bảo hộ đứng trước sảnh đợi quét thân nhiệt những ai bước vào tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh hôm 10/2.
Một nhân viên đeo trang phục bảo hộ đứng trước sảnh đợi quét thân nhiệt những ai bước vào tòa nhà văn phòng ở Bắc Kinh hôm 10/2.

Joe Hasberry, nhân viên của một công ty quản lý tài sản ở Hong Kong cho biết anh và cộng sự sẽ phải quay trở lại văn phòng vào tuần tới bởi công ty cần gặp gỡ khách hàng

“Nhiều người trong văn phòng tôi có công việc thiên về quan hệ với các nhà đầu tư, quan hệ với con người nên không thể hoàn thành việc ở nhà”, anh này cho biết.

Trong khi đó, một số người buộc phải đến văn phòng do áp lực từ nhà tuyển dụng cho dù chính phủ khuyến khích làm ở nhà. Những nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng thường không có chọn lựa làm việc từ xa.

Một nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ đứng đợi để kiểm tra thân nhiệt những người bước vào bệnh viện Princess Margaret tại Hong Kong hôm 4/2.
Một nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ đứng đợi để kiểm tra thân nhiệt những người bước vào bệnh viện Princess Margaret tại Hong Kong hôm 4/2.

Tại Trung Quốc, nhân viên các nhà máy cũng không có chọn lựa. Hàng ngày, họ được kiểm tra sức khỏe bằng các thiết bị kiểm tra thân nhiệt và dùng dung dịch tẩy trùng trước khi vào khu làm việc.

Nhiều người ở Hong Kong cho biết họ khá bực bội vì việc này có thể khiến họ mắc nguy cơ nhiễm bệnh khi những kí ức về dịch bệnh SARS vẫn chưa phai mờ.

Giải pháp làm việc trong tương lai?

Mặc dù làm việc tại nhà hiện chỉ thích hợp với những ngành công nghiệp kỹ thuật số, nhiều người vẫn luôn cho rằng có thể biến cách làm việc trở nên linh hoạt hơn nếu có cơ sở hạ tầng phù hợp.

Làm việc từ xa là giải pháp được chính phủ khuyến khích khi đại dịch bùng phát.
Làm việc từ xa là giải pháp được chính phủ khuyến khích khi đại dịch bùng phát.

Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều cơ hội cho giải pháp làm việc từ xa, cũng như việc gia tăng những ngành nghề cho giải pháp này. Sự chuyển mình này là do sự phát triển các công nghệ mới và việc thay đổi nhân khẩu học trong các gia đình.

Động thái ấy đã được ủng hộ bởi nhiều phụ huynh vì giải pháp làm việc tại nhà giúp phụ huynh có thể kết hợp giữa công việc và chăm sóc con cái dễ dàng hơn. Nhiều gia đình không thể thuê giúp việc hay trông trẻ đã phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi có thành viên mới, và thường một người (thường là phụ nữ) sẽ phải hy sinh công việc để ở nhà chăm con.

Không chỉ đem lại lợi ích cho phụ nữ, giải pháp làm việc tại nhà cũng giúp những người đàn ông dễ dàng hỗ trợ phụ nữ hơn trong việc nhà và nó sẽ là một bước tiến trong quá trình bình đẳng giới.

Sự tiến bộ của công nghệ ngày nay cho phép làm việc tại nhà dễ dàng hơn.
Sự tiến bộ của công nghệ ngày nay cho phép làm việc tại nhà dễ dàng hơn.

Giải pháp làm việc tại nhà giờ đây trở nên dễ dàng hơn trong mọi lĩnh vực đều nhờ sự tiến bộ của công nghệ. So với 10 năm trước, giờ đây con người có thể dễ dàng truy cập email hơn, lưu trữ dữ liệu trong không gian ảo, gọi điện và họp hội thảo video từ xa. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng môi trường làm việc tại nhà thường dễ bị xao nhãng và mất tập trung hơn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà làm việc tại nhà trở nên kém hiệu quả hay dừng áp dụng rộng rãi khi đại dịch kết thúc. Việc xây dựng được một môi trường cho phép nhân viên làm việc tại nhà, hay từ xa có thể sẽ trở thành tương lai của cuộc sống thường nhật.

TM (theo CNN)

Đến lượt Hong Kong hóa “thị trấn ma” do dịch bệnh virus Corona

Đến lượt Hong Kong hóa “thị trấn ma” do dịch bệnh virus Corona

Hong Kong, thành phố được xem là sầm uất, luôn nhộn nhịp... nay đã trở thành môt “thị trấn ma” sau 19h giữa lúc bệnh viêm đường hô hấp cấp