Mỹ ‘đau đầu’ với việc Ấn Độ quyết định mua dầu giảm giá của Nga

Chiến dịch đoàn kết toàn cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhằm chống lại cuộc xâm lược Ukraina của Nga đang bị thách thức không chỉ bởi các đối thủ như Trung Quốc mà nó còn đến từ nền dân chủ đông dân nhất thế giới - Ấn Độ.

Một quan chức giấu tên của chính phủ Ấn Độ vào hôm thứ Sáu (18/3) cho biết, nước này sẽ tăng nhập khẩu dầu của Nga với mức chiết khấu cao vì điều này sẽ giúp nước này tăng cường năng lượng để phục hồi nền kinh tế đang phải đối mặt với hang loạt khó khan sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, vị quan chức ẩn danh này còn cho biết lần mua gần nhất của Ấn Độ là ba triệu thùng.

ap22074221312036.jpg
Thủ tướng Ấn Độ Modi trong một cuộc họp.

Mặc dù Ấn Độ không đơn độc trong việc mua năng lượng của Nga bởi một số đồng minh châu Âu như Đức cũng đã làm như vậy. Tuy nhiên, quyết định này mâu thuẫn với nỗ lực quốc tế của TT Biden nhằm cô lập nền kinh tế Nga bằng các lệnh trừng phạt.

Dòng dầu gia tăng có thể làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Washington và New Delhi, vốn đã không mấy êm đẹp trong thời gian qua bởi việc mua sắm các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga gần đây của Ấn Độ.

Nhà Trắng vẫn đang xem xét liệu có nên ban hành lệnh trừng phạt đối với Ấn Độ vì hành vi mua dầu giảm giá này hay không. Theo một quan chức trong chính quyền Biden, vấn đề đang được xem xét với một “vòng xoáy khác” sau khi Nga xâm lược Ukraina.

Thỏa thuận dầu mỏ là một lời nhắc nhở về cuộc chiến ở Ukraina đã tạo ra một hành động cân bằng địa chính trị phức tạp như thế nào đối với Biden. Ngay cả khi cố gắng tập hợp các quốc gia phản đối sự xâm lược của Nga, ông cũng coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng để chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở châu Á.

Nga từ lâu đã là một điểm xung đột trong quan hệ Mỹ-Ấn, nhưng Nhà Trắng tin rằng hai nền dân chủ có nhiều điểm chung hơn là chia rẽ họ.

Ấn Độ là thành viên của Quad, một quan hệ đối tác quốc tế bao gồm Mỹ, Australia và Nhật Bản, và các nhà lãnh đạo của cả bốn quốc gia dự kiến ​​sẽ gặp nhau trong năm nay tại Tokyo.

Mặc dù Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có nhiều vấn đề về nhân quyền, ông vẫn được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của chính quyền Biden về dân chủ vào tháng 12.

53103567_403.jpg
Mỹ ‘đau đầu’ với việc Ấn Độ quyết định mua dầu giảm giá của Nga.

Trong hội nghị thượng đỉnh, TT Biden mô tả cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chuyên quyền là “thách thức thời đại của chúng ta”. Thủ tướng Modi nói rằng, Ấn Độ “sẵn sàng tham gia cùng các nền dân chủ khác trong nỗ lực cao cả này”.

Nhà Trắng đã công khai cảnh báo Trung Quốc không đứng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraina, nhưng họ đã thận trọng hơn khi đề cập đến vai trò của Ấn Độ.

Khi được hỏi hôm thứ Tư rằng, Mỹ đã làm việc với Ấn Độ như thế nào?

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết “chúng tôi vẫn giữ liên lạc qua nhiều kênh”.

Trước đó một ngày, khi được hỏi về việc Ấn Độ cân nhắc mua dầu giảm giá của Nga, bà Psaki cho biết thông điệp của Mỹ đối với “bất kỳ quốc gia nào” là “hãy nghĩ xem bạn muốn đứng ở đâu khi sử sách được viết ra”.

Nhập khẩu chiếm 85% nhu cầu dầu của Ấn Độ và nhu cầu tổng thể của nước này dự kiến ​​sẽ tăng 8,2% lên 5,15 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay.

Các báo cáo của truyền thông Ấn Độ cho biết Nga đang giảm giá 20% khi mua dầu dưới mức giá chuẩn toàn cầu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết hôm thứ Năm rằng: “Chúng tôi đang khám phá mọi khả năng trong thị trường năng lượng toàn cầu. Tôi không nghĩ Nga là nhà cung cấp dầu lớn cho Ấn Độ”.

Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga xoay quanh vấn đề quốc phòng hơn là năng lượng. Nga chỉ cung cấp một phần nhỏ dầu của Ấn Độ nhưng cung cấp phần lớn khí tài quân sự cho nước này.

Richard Rossow, chuyên gia về mối quan hệ Mỹ-Ấn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết: “Điều này rất quan trọng đối với sự sẵn sàng về mặt quân sự của Ấn Độ, đặc biệt là khi họ đang có cuộc khủng hoảng biên giới với Trung Quốc. Hai mươi binh sĩ Ấn Độ và bốn lính Trung Quốc đã chết cách đây chưa đầy hai năm trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra ở phía đông Ladakh”.

Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án cuộc xâm lược Ukraina và đại sứ quán Nga ở New Dehli đã phản ứng bằng cách nói rằng họ đã “đánh giá cao (các) sự độc lập và cân bằng của Ấn Độ”.

Ken Juster, cựu đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, cho biết quốc gia Nam Á này “tin tưởng vào quyền tự chủ chiến lược” và không có khả năng đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột giữa phương Đông và phương Tây.

Tuy nhiên, ông cho rằng New Delhi sẽ phải đối mặt với áp lực cấm vận bổ sung của các nước phương Tây đối với Nga khi cuộc chiến ở Ukraina tiếp tục.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương