Nền kinh tế Nga sẽ như thế nào sau cuộc ‘di cư’ khổng lồ của các công ty đa quốc gia?

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ chính thức đưa ra đề cử trong ngày 25 hoặc 26/9 lựa chọn ứng cử viên thay thế vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao của bà Ruth Bader Ginsburg. Vậy việc bổ nhiệm Thẩm phán Tối cao ở Mỹ diễn ra như thế nào?

Theo danh sách do Jeffrey Sonnenfeld và nhóm nghiên cứu tại Viện Lãnh đạo Giám đốc Điều hành Yale tổng hợp, tính đến ngày 10/3/2022, 325 công ty đã tạm ngừng hoặc cắt giảm các giao dịch với Nga và đây được xem là cuộc “di tản” lớn chưa tùng thấy của các công ty đa quốc gia.

McDonald's và Starbucks là hai trong số những tập đoàn đa quốc gia mới nhất tuyên bố rút lui khỏi Ukraina sau khi phải chịu nhiều áp lực được tạo ra bời cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Theo một thống kê của Đại học Yale, cuộc "di tản" diễn ra từ lĩnh vực bán lẻ đến năng lượng, từ công nghệ đến giải trí… và trong vòng hai tuần qua, số lượng các công ty đa quốc gia rút khỏi Nga ngày càng nhiều.

Nhà kinh tế học Mary Lovely, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington nhận định, việc “di tản” này là do không một công ty đa quốc gia nào muốn bị liên đới đến các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ và phương Tây đã áp đặt lên Nga.

Đối với các công ty có mối quan hệ mật thiết với Nga, quyết định cắt đứt liên kết với Moscow có thể gây ra tổn hại về uy tín và đó là lý do họ vẫn quyết định bám trụ lại Nga. Theo thống kê, hiện có 37 công ty có quan hệ gần gũi với Nga vẫn chưa ngừng hoạt động tại nước này.

screen-shot-2022-03-11-at-20.50.00.png
Kinh tế Nga gần như bị cô lập hoàn toàn sau quyết định tấn công Ukraina của Tổng thống Putin. Ảnh: FT

Những “ông lớn” vẫn quyết bám trụ

Một nửa trong số 10 công ty quốc tế lớn nhất ở Nga đã quyết định tạm dừng hoặc giảm hoạt động của mình do liên quan đến các vấn đề về chuỗi cung ứng khi cuộc khủng hoảng quân sự ở Ukraina bắt đầu trong khi số còn lại vẫn chưa có phản ứng.

Đơn cử là là trường hợp của nhà sản xuất thuốc lá Philip Morris International - doanh nghiệp được xếp hạng là công ty quốc tế có doanh thu lớn nhất ở Nga (năm 2020) sau khi thu về gần 2,6 tỷ USD - đã tạm thời dừng hoạt động kinh doanh tại Ukraina nhưng vẫn tiếp tục các hoạt động tại Nga và cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tiếp theo.

Một công ty hàng đầu khác, nhà sản xuất thuốc lá JTI của Nhật Bản, có 5 nhà máy và 4.500 nhân viên trên khắp nước Nga. Công ty này hiện vẫn duy trì hoạt động ở Nga, nhưng đã đình chỉ hoạt động sản xuất tại nhà máy ở Ukraina do lo ngại về sự an toàn của người lao động.

Một số ít các công ty Pháp tiếp cận thị trường Nga cũng tiếp tục kinh doanh. Nhà bán lẻ gia đình Leroy Merlin - công ty có doanh thu xếp sau Philip Morris - tuần trước cho biết 112 cửa hàng của họ trên khắp nước Nga sẽ tiếp tục hoạt động bình thường và họ không có kế hoạch rút khỏi thị trường.

Tập đoàn Auchan, một nhà bán lẻ khổng lồ khác của Pháp với gần 300 cửa hàng và 41.000 nhân viên ở Nga, cũng không có dấu hiệu ngừng hoạt động.

e204fed6c26479a51e6da737ae07fdc4.jpg
Hệ thống bán lẻ Auchan chưa có quyết định rời khỏi thị trường Nga vì cuộc chiến Nga - Ukraina.

Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng như thế nào?

Điện Kremlin cho biết, nền kinh tế Nga đang ở trong tình trạng sốc sau khi bị đàn áp bằng các biện pháp trừng phạt “hoàn toàn chưa từng có” do cuộc tấn công Ukraina.

Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên tại Moscow: “Nền kinh tế của chúng tôi đang trải qua một cú sốc và những hậu quả tiêu cực sẽ được giảm thiểu. “Cuộc chiến kinh tế bắt đầu chống lại Nga chưa bao giờ diễn ra trước đây. Vì vậy, rất khó có thể dự báo trước được điều gì”.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới đe dọa tăng thêm các lệnh trừng phạt sau cáo buộc Nga đang nhắm vào dân thường ở Ukraina, Moscow đã cấm xuất khẩu hơn 200 sản phẩm cho đến cuối năm nay, làm dấy lên suy đoán rằng một "bức màn sắt mới" đã hạ xuống.

Mỹ đã cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi Anh cho biết sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2022. Joe Biden cho biết động thái này nhằm vào “động mạch chính của nền kinh tế Nga”.

screen-shot-2022-03-11-at-23.06.56.png

EU, hiện nhập khẩu một phần tư lượng dầu và 40% lượng khí đốt từ Nga, cho biết họ có ý định chuyển sang các nhà cung cấp thay thế. Trong một biện pháp chặt chẽ khác, Đức cho biết việc phê duyệt cuối cùng đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã bị hoãn lại, khiến công ty đứng sau dự án sa thải toàn bộ nhân viên của mình.

Theo The Guardian, Australia đã “cấm nhập khẩu dầu của Nga”, nhưng chỉ sau khi “các lô hàng đã được đặt hàng và thanh toán đến nơi”. Nhật Bản đang cấm xuất khẩu “thiết bị lọc dầu của Nga” và “các mặt hàng có mục đích chung của Belarus” có thể được quân đội của họ sử dụng ở Ukraine, theo Reuters .

Các lệnh cấm đối với hàng hóa cũng đi kèm với các biện pháp tài chính cứng rắn. Các nước phương Tây đã phong tỏa tài sản của ngân hàng trung ương Nga và đình chỉ nó khỏi tổ chức của các ngân hàng trung ương.

The Guardian cho biết đây là một “động thái tàn khốc” khi một phần đáng kể trong dự trữ ngoại hối trị giá 640 tỷ USD của Moscow là USD, euro và đồng bảng Anh.

Đức và các đồng minh phương Tây cũng đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. The Times cho biết động thái này "có thể cắt đứt Nga khỏi các giao dịch bao gồm cả lợi nhuận ở nước ngoài từ sản xuất dầu và khí đốt - hơn 40% doanh thu quốc gia".

Anh, EU và Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số nhà tài phiệt cá nhân, những người thân cận với Điện Kremlin. Điểm nổi bật nhất của những động thái này là chính phủ Vương quốc Anh đóng băng tài sản của chủ sở hữu Chelsea FC, Roman Abramovich.

screen-shot-2022-03-12-at-00.13.57.png
Kết quả của lệnh trừng phạt là thu nhập của câu lạc bộ Chelsea đã bị đóng băng. Chelsea bị cấm chuyển nhượng cầu thủ, thậm chí không thể bán vé xem các trận đấu.

Ít nhất 30 quốc gia đã cấm máy bay Nga bay vào không phận của họ và các chính phủ phương Tây cũng đang cân nhắc thêm các lệnh cấm lưu thông trên biển sau khi Anh tuyên bố ngừng các tàu và du thuyền “có bất kỳ mối liên hệ nào của Nga” cập cảng nước này.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, Nga sẽ phải đối mặt với một "cuộc suy thoái sâu" trong năm nay. Kristalina Georgieva cho biết, các biện pháp trừng phạt đang “làm suy giảm nghiêm trọng sức mua và mức sống của đại đa số người dân Nga”.

Phó tổng biên tập Financial Times Jonathan Guthrie cho rằng: “Các lệnh trừng phạt đang thổi bay lỗ hổng trong nền kinh tế Nga. Đồng rúp đã sụp đổ, rủi ro vỡ nợ trái phiếu tăng vọt, thị trường chứng khoán Moscow đóng cửa và dầu của Nga giao dịch với mức chiết khấu ngày càng sâu hơn so với Brent".

Giá trị của đồng rúp đã "giảm mạnh" xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, hiện chỉ còn 0.007594 USD, trong khi Ngân hàng Trung ương Nga tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản lên 20%.

Liệu mức độ thiệt hại kinh tế như hiện nay có đủ để khiến Nga thay đổi hướng đi ở Ukraina? Nga dường như đã đánh giá thấp ý chí chiến đấu của người Ukraina, cũng như đánh giá thấp ý chí chiến đấu về mặt tài chính của phương Tây.

Theo cơ quan tín dụng hàng đầu Fitch Ratings, Nga sẽ sớm rơi vào tình trạng vỡ nợ. The Guardian cho biết, các vụ vỡ nợ khiến một quốc gia khó đi vay hơn và tốn kém hơn do “tổn hại danh tiếng”.

Tờ Washington Post cho biết các biện pháp của các quốc gia và công ty phương Tây “đe dọa cắt đứt quan hệ với người Nga ở một mức độ chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô”, khiến người ta nói về “bức màn sắt" mới và “sự trỗi dậy của một phiên bản nhà nước Nga”.

“Bức màn sắt” là tên gọi của “rào cản ý thức hệ và sau này là vật chất, tồn tại giữa các nền dân chủ tư bản tự do ở Tây Âu và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu” trong Chiến tranh Lạnh, theo BBC.

Alexander Baunov, một thành viên cấp cao tại Carnegie Moscow, nói với Axios rằng khi các lệnh trừng phạt “bắt đầu có hiệu lực”, nhiều người Nga sẽ “sẵn sàng chấp nhận đường lối của Điện Kremlin rằng họ là nạn nhân của chiến tranh kinh tế từ phương Tây mà không liên quan gì đến chiến tranh ở Ukraina".

chien-tranh-nga-ukraine.png

- NGUYỄN MINH (tổng hợp)

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương