Lễ hội vật cầu nước (vật cầu bùn) thôn Yên Viên (còn gọi là làng Vân) xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được tổ chức vào ngày 12,13,14 tháng 4 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội độc đáo vùng Kinh Bắc, mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước, thể hiện mong ước về một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
Lễ hội đã được công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia |
Trước khi các trận cầu nước được diễn ra, nhà đền sẽ tổ chức lễ xin Ngài chuyển đồ tế rước từ đền thờ Thánh Tam Giang (xóm 4, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) lên đền Trung.
Phần chính của lễ hội là trò vật cầu nước, diễn ra trên sân chính của đền thờ Thánh Tam Giang, có diện tích khoảng 200m2. Mặt sân là bùn nhão, ở hai đầu sân có hai hố để đẩy cầu xuống.
Người tham gia là các nam thanh niên khoẻ mạnh trong làng, gọi là quan cầu. Họ được chia làm hai giáp (mỗi giáp tám người), gọi là giáp trên và giáp dưới. |
Trước khi ra sân đấu, các "quan cầu" phải làm lễ, uống bát rượu trắng. |
Lễ hội thu hút rất đông bà con và khách thập phương tới theo dõi cổ vũ |
Các quan cầu sẽ tranh cướp quả cầu lớn bằng gỗ mít trên sân bùn. Bên nào đẩy được cầu xuống hố là sẽ thắng một hiệp. |
Cuộc tranh giành trái cầu thường diễn ra hết sức quyết liệt. |
Quả cầu bằng gỗ mít được tượng trưng cho Mặt trời |
Theo thông lệ xưa, hội vật cầu nước làng Vân được tổ chức thường xuyên theo điều lệ và quy ước của làng. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1954, lễ hội vật cầu nước ít được tổ chức. Hiện nay, lễ hội được tổ chức bốn năm một lần |
Tuy giao tranh rất quyết liệt nhưng làng đều có quy ước để tranh các va chạm thái quá, |
Người ta tin rằng lễ hội đua tranh càng quyết liệt, mùa màng năm đó càng bội thu. |
Nữ cầu thủ 16 tuổi mặc váy đá bóng ở lễ hội Soóng Cọ
Cuộc tranh tài trên sân bóng của các cô gái Sán Chỉ là điểm thu hút nhất trong lễ hội Soóng Cọ ở Bình Liêu (Quảng Ninh)