“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Sau 2 năm vận hành, TreeBank đã trở thành một nhịp cầu tạo giá trị góp phần cải thiện môi trường và tạo sinh kế bền vững.

“Vườn ở khắp nơi” 

Viện nghiên cứu truyền thông và phát triển - TreeBank là một Chương trình quản lý bởi Viện nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication), bắt đầu từ tháng 8/2021 với sự hỗ trợ ban đầu bởi Đại sứ quán Canada.

Tiền thân của TreeBank là sáng kiến cộng đồng “Vườn ở khắp nơi” do chị Phan Diệu Linh khởi xướng ở Đà Lạt năm 2019 với suy nghĩ, không nhất thiết phải có đủ nguồn lực mới có thể trồng cây, cần một tư duy giải phóng.

Theo nhận thức thông thường, mọi người cho rằng cần phải có đất thì mới trồng cây. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của TreeBank là không nhất thiết phải có đất. Bất cứ ai cũng có thể trồng cây một cách chủ động ở những nơi thích hợp, hoặc chia sẻ cây giống đến những người trồng cây tự do ở khắp nơi, thoát khỏi những khuôn mẫu, giới hạn của việc sở hữu cây vườn.

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

TreeBank dần phát triển với mô hình có phạm vi toàn quốc, trở thành một nhịp cầu tạo giá trị chung giải quyết các tình trạng trên, góp phần cải thiện môi trường và tạo sinh kế bền vững.

TreeBank ứng dụng các sáng kiến truyền thông, marketing, lồng ghép lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng để tạo nguồn quỹ cây giống đầu vào. Anh Đặng Lê Phúc Sang - đại diện của dự án chia sẻ: 

"Mỗi năm dự án phân bổ cây giống theo 2 mùa trồng cây là mùa xuân (khoảng tháng 2 dương lịch) và mùa mưa (khoảng tháng 6 dương lịch). TreeBank phân bổ cây theo phương thức Quản lý dự án. Các dự án được xét duyệt 3 tháng trước mỗi mùa trồng cây dựa trên tính phù hợp và ngân sách mùa đó.

Người đứng đơn là người đại diện hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, doanh nghiệp tổ chức (chủ yếu khối tư nhân), điền vào mẫu Đăng ký nhận cây trên website TreeBank và gửi cho Điều phối viên. 

Tiêu chí xét duyệt gồm: Tính khả thi (có kế hoạch trồng và chăm sóc cây rõ ràng), tính phù hợp, tính bền vững và khả năng nhân rộng, năng lực thực hiện và phát triển được cây giống,..."

Đối với bên cung cấp cây giống, TreeBank có mạng lưới đối tác là các vườn ươm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cây giống, quy cách, vận chuyển; hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến chăm sóc và nuôi dưỡng cây,...

Để đảm bảo chất lượng cây trồng, TreeBank và bên nhận cây có các thỏa thuận trách nhiệm và hợp tác trồng cây và chăm sóc cây, gửi thông tin hình ảnh báo cáo tình hình phát triển của cây được tặng 6 tháng một lần trong thời gian 3-5 năm. 

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Xét về việc trồng rừng nói chung, chi phí trong 3 năm đầu tiên để giúp duy trì sự sống của cây không hề rẻ cũng như tốn nhiều công sức, dễ dẫn đến tình trạng cây bị chết. 

Với chương trình của TreeBank, khi đưa cây vào các vườn sẽ có tỉ lệ cây sống rất cao, bởi cây nhận được sự chăm sóc tận tâm từ khi còn là cây giống. Khi đặt cây vào đất, sự liên kết giữa người chủ cùng người nhận cây sẽ rất lớn, khác với những dự án phủ xanh đất trống đồi trọc thông thường. Điều này dù đơn giản nhưng lại tạo ra kết nối, từ đó làm nên sự bền vững cho dự án.

Hơn hết, động lực của TreeBank nằm ở việc, giống trao đi không chỉ mang lợi ích cho môi trường mà còn mang ý nghĩa tích cực về mặt sinh kế, giúp đồng bào có nguồn lực ban đầu để vươn lên thoát nghèo.

Dự án hoạt động theo cơ chế trung gian do RED điều phối, ứng dụng lý thuyết tạo giá trị chung giữa bên góp cây và người trồng để tối ưu hoá chi phí (giảm 50% so với các mô hình khác) cùng với hình thức "trao quyền sở hữu", tặng cây giống giải quyết bài toán kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích người trồng chăm sóc cây chu đáo, có trách nhiệm nên đạt tỷ lệ cây phát triển > 95%.

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Cùng với đó, TreeBank cũng hoàn thiện cơ chế cho - tặng, quy trình quản lý dự án, gây quỹ, thực hiện báo cáo công khai và cam kết hậu kiểm, báo cáo giữa các bên. Nguồn cây giống và các hoạt động của TreeBank với sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, báo chí, cá nhân hảo tâm đồng hành và đóng góp.

Với mỗi dự án, TreeBank phát động chiến dịch gây quỹ và thiết kế các sáng kiến. Trong đó, TreeBank chịu trách nhiệm toàn bộ về khoản đóng góp, cam kết rót 100% cho việc mua cây giống và trao đến tay người nhận, bao gồm cả trách nhiệm lựa chọn người nhận và giám sát quá trình trồng và chăm sóc cây sau này.

Tiếp nối hành trình đáp đền thiên nhiên nhờ sự chung tay của cộng đồng 

Sau 2 năm vận hành, TreeBank đã triển khai 5 dự án chính tại Hòa Bình, Sơn La, Đắk Lắk, Lâm Đồng (và nhiều gói tài trợ lẻ) với số cây giống huy động, phân phối vào khoảng 90.000 cây (trung bình khoảng 25.000 VNĐ/cây) – với tỷ lệ cây sống sót lên >95%. 

Anh Phúc Sang cũng cho biết thêm: “Ở giai đoạn thí điểm này, TreeBank thực hiện cơ chế quản lý, giám sát nhẹ nhàng, dựa trên các thoả thuận hợp tác trồng cây với các hộ nhận cây. 

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Đến hiện tại, qua quá trình thực hiện, TreeBank nhận thấy cây sinh kế không chỉ tạo sinh kế bền vững, cải thiện môi trường, trao quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số… mà đối với những vùng giáp rừng, khu dự trữ sinh quyển, cây sinh kế còn có vai trò quan trọng giảm áp lực lên rừng.

Đồng thời, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến các dự án trồng cây, hỗ trợ sinh kế cho đồng bào. Do đó, TreeBank đang đầu tư, hợp tác với nhiều bên để tăng cường quản lý, giám sát, báo cáo.”

Bên cạnh những hoạt động gây quỹ, tổ chức sự kiện trao tặng cây, TreeBank còn có các sáng kiến, hoạt động nhân văn, nâng cao nhận thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Đồng thời, TreeBank cũng đã tham vấn, nghiên cứu, thí điểm cơ chế TreeBank, doanh nghiệp và cộng đồng tạo giá trị chung, trích % giá trị các sản phẩm, dịch vụ đóng góp cho quỹ cây giống. 

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Ngoài ra, có thể kể đến các hoạt động cộng đồng khác TreeBank đã triển khai như hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các kênh online và offline, thực hiện chuỗi bài viết cung cấp thông tin về cây, các nhân vật trồng cây truyền cảm hứng hoặc những thông tin hữu ích.

“Hiện nay các cơ sở giáo dục, trường đại học cũng như khối xã hội quan tâm rất nhiều về các hoạt động xã hội, mong muốn cung cấp cho sinh viên những góc nhìn và kinh nghiệm về hoạt động và các dự án phát triển bền vững.

TreeBank sẵn sàng kết nối, chia sẻ nội dung về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tạo giá trị chung. Các hoạt động TreeBank đã tham gia như: chương trình kiến tập cho sinh viên PR Trường Đại học Văn Lang, các cuộc thi sáng kiến với sinh viên marcom Trường Đại học FPT,...” - Anh Phúc Sang cho biết.

Trong hành trình thực hiện dự án, anh Phúc Sang rất ấn tượng với câu câu chuyện các bạn nhỏ học sinh tại trường Stemhouse Education tham gia hưởng ứng chiến dịch gây quỹ của TreeBank vào tháng 12/2022:

“Các bạn nhỏ đã tự tay làm những món đồ thủ công, và tham gia hoạt động bán những món đồ này tại trường để gây quỹ gửi về góp cây cho dự án TreeBank thực hiện. Khi nhận được số tiền "mồ hôi công sức" của các bạn nhỏ góp cho chiến dịch, mình chưa bao giờ hết xúc động khi nghĩ đến hành động của các bạn!”

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

Nói về những giá trị lâu dài mà dự án có thể mang lại về việc thay đổi nhận thức cho thế hệ tương lai, Chị Rơ Ông Môn Len Na (Lạc Dương - Lâm Đồng) chia sẻ: “Thông qua việc trồng cây, chúng ta có thể giáo dục được những thế hệ trẻ, cụ thể hơn là tôi có thể dạy cho những đứa con của mình cách trồng và chăm sóc cây. 2, 3 năm hoặc sau này con có thể thấy cái cây chính tay mình trồng, lớn lên sẽ đem lại vẻ đẹp lợi ích cho khu vườn. Từ đó con sẽ yêu việc trồng cây, từ yêu sẽ biết bảo vệ.”

“Tôi là người dân nhận cây trồng, đại diện cho bà con, rất cảm ơn và hứa sẽ trồng cây, chăm cây tốt. Sau này cây trồng đến vụ thu hoạch, nếu có bà con trong thôn, trong buôn muốn chia sẻ cây trồng thì chúng tôi hứa sẽ ủng hộ để bà con cùng trồng, cùng phát triển kinh tế xã đi lên.” - Một người dân tại địa phương được TreeBank hỗ trợ vui mừng cảm ơn những đóng góp mà dự án mang lại.

Với tiềm năng phát triển của một chương trình mới nhưng có định hướng phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và môi trường - xã hội trong bối cảnh tại Việt Nam và toàn cầu, TreeBank không ngừng phát triển, cụ thể hoá cơ chế, quy trình hoạt động cũng như thiết kế các giải pháp, sáng kiến hợp tác đa bên.

Bộ máy TreeBank vận hành bằng nguồn kinh phí đóng góp độc lập của RED và các đối tác, bằng các nguồn thu khác như dịch vụ truyền thông, thương hiệu,... Trong 2 năm hoạt động, TreeBank nhận được sự tin tưởng, đồng hành và lan toả của rất nhiều doanh nghiệp và đối tác: Ngân hàng Quân đội MB Bank, Ví MoMo, OMverse…  Bên cạnh đó là sự đồng hành của những tổ chức xã hội địa phương và nhiều nhóm cộng đồng. 

“TreeBank xuất phát từ Sáng kiến cộng đồng và được 1 tổ chức NGO chuyên nghiệp phát triển lên, nên có tính bài bản và bền vững cao, nâng cấp theo từng giai đoạn. Thêm vào đó các sáng kiến của TreeBank đang tạo được giá trị cho doanh nghiệp và và cộng đồng. 

“Ngân hàng cây xanh” TreeBank và câu chuyện lạ: Không cần đất cũng có thể trồng rừng

 Tham gia vào dự án trong tiến trình như vậy mình vừa cảm thấy sự phát triển và cả sự hào hứng vì được sự ủng hộ ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. TreeBank rất mong tiếp tục được sự ủng hộ, đồng hành cùng quý đối tác, bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển lớn mạnh.”

TreeBank là một câu chuyện có thể kéo dài và tiếp nối, một mô hình có thể phát triển về lâu dài. Trong những giai đoạn tới, RED sẽ tăng cường thêm nhân sự chất lượng để tiếp tục phát triển chương trình, nhằm kết nối, mở rộng mạng lưới tìm kiếm bên cho - bên nhận, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, quan tâm đến CSR, sẵn sàng quyên tặng cây, đồng thời cũng đi theo các kênh cá nhân để tận dụng sức mạnh của số đông.

"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Không chỉ tôn vinh và lan tỏa, Giải thưởng Hành động vì cộng đồng Human Act Prize còn ra đời với mục tiêu đồng hành, định hướng và kết nối mọi cá nhân và tập thể đã, đang và sẽ mang trên vai trách nhiệm vì cộng đồng trong hành trình của họ.

Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

Phạm Trang

BritCham Fun Run 2023 Hà Nội: Cuộc chạy gây quỹ từ thiện

BritCham Fun Run 2023 Hà Nội: Cuộc chạy gây quỹ từ thiện

Hoạt động được tổ chức trong khuôn viên Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) tại khu đô thị Ecopark (Hưng Yên) từ 7h30 - 11 ngày chủ nhật 5.11.2023