Người dân Hong Kong nghi ngờ chính sách 'Zero COVID' mà Bắc Kinh đang áp dụng tại đặc khu này

Thu thập các mẫu nước thải, kiểm tra bắt buộc hàng loạt và niêm phong chung cư trong nhiều ngày liên tục,… Hong Kong đang cố gắng dập tắt đợt bùng phát COVID-19 của mình bằng mà Bắc Kinh đã từng làm - điều này khiến người dân ở đặc khu này vô cùng thất vọng.

Người dân mất thu nhập do chính sách “Zero COVID”

Tại Kwai Chung Estate, nơi mà các ca lây nhiễm do biến thể Omicron đang gia tăng, nhà chức trách đã phong tỏa ba khu nhà trong vòng 5-7 ngày. Hôm thứ Năm, thành phố này đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt “không COVID” giống như Trung Quốc đại lục, khi số ca lây nhiễm trong ngày lên 164 trường hợp.

Nhiều cư dân sống trong các khu nhà ở công cộng, đặc biệt là những người phải kiếm sống qua ngày, đang phải vật lộn với tổn thất lớn về tinh thần lẫn vật chất khi mà trung tâm tài chính quốc tế này áp dụng các biện pháp thắt chặt mới.

2022-01-22t143439z_373527789_rc2.jpg
Người dân xếp hàng xuyên đêm để xét nghiệm bắt buộc.

Wong, một nhân viên thẩm mỹ viện 28 tuổi sống tại đây nói rằng cô đã hoảng sợ khi chính phủ công bố những hạn chế mới nhất vào thứ Sáu tuần trước.

Wong đã mất thu nhập vào đầu tháng này sau khi chính quyền Hong Kong đóng cửa các cơ sở kinh doanh bao gồm: quán bar, phòng tập thể dục và thẩm mỹ viện.

Trước đó, Ban quản lý toàn nha Yat Kwai House đã thông báo rằng, 2.700 cư dân của tòa nhà này sẽ không thể rời khỏi khu căn hộ khiến Wong không thể nhận công việc phục vụ bàn bán thời gian để bù đắp khoản thu nhập bị mất. Cha của cô, người làm nghề lái xe tải, cũng không có thu nhập.

Trong bối cảnh các ca lây nhiễm gia tăng, nhà chức trách hôm thứ Ba đã gia hạn việc đóng cửa tòa nhà của Wong thêm hai ngày nữa cho đến thứ Sáu. Mặc dù vậy, chính quyền đặc khu này đã không cung cấp bất kỳ hỗ trợ tài chính nào cho những cư dân bị phải ở nhà.

Áp lực kiếm sống, bao gồm cả lo ngại rằng họ không an toàn trong căn hộ của mình.

Wong, người yêu cầu không sử dụng tên tên thật của mình cho biết, có một nỗi sợ hãi lớn về việc lây nhiễm chéo, có một số người hàng xóm của mình ban đầu có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng sau đó đã bị nhiễm bệnh trong quá trình cách ly tại nhà.

Người dân đã phàn nàn về sự phối hợp kém của chính quyền trong các đợt phong tỏa lần đầu tiên được áp dụng tại đặc khu này.

Nếu không có quy trình phân loại thích hợp trong vài ngày đầu tiên khi mà cư dân tràn vào thang máy và sảnh chờ để làm xét nghiệm bắt buộc và điều này đã làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong tòa nhà.

Một số cư dân có kết quả xét nghiệm dương tính đã đợi đến 35 giờ trước khi họ được điều trị hoặc chăm sóc y tế. Những người khác cho biết, họ không nhận được bữa trưa do chính quyền cung cấp và thiếu nguồn cung cấp cơ bản. Một số hộ gia đình tại Kwai Chung Estate và một số khu nhà ở khác đã được sơ tán đến khách sạn hoặc trung tâm cách ly do nghi ngờ có lây nhiễm chéo.

Đối với một số người, cảm giác đã quá sức chịu đựng.

Vào sáng thứ Năm, một người đàn ông đã leo lên sân thượng của một khu nhà và cố gắng nhảy xuống. Tuy nhiên, các nhân viên cứu hỏa đã kịp thời can thiệp, cứu lấy mạng sống của người đàn ông này.

Lee, một nhân viên bảo vệ 30 tuổi sống tại Yat Kwai House, nói rằng anh sợ bị cách ly bắt buộc hơn là mắc bệnh. Anh bị mất một khoản tiền thưởng do bỏ lỡ ca làm việc của mình. Nếu việc phong tỏa được gia hạn một lần nữa, công việc của anh ta cũng sẽ gặp rủi ro.

"Tôi liên tục lo lắng rằng tôi sẽ phải cách ly ", Lee nói và yêu cầu chính quyền đặc khu ban hành các biện pháp hỗ trợ tài chính và thông báo để người sử dụng lao động thấy tình hình thực tế nếu các biện pháp kéo dài quá tuần.

Lee cũng phàn nàn về tình trạng mất vệ sinh và rác thải tích tụ trên mọi tầng của khu dân cư. Tất cả 40 người dọn vệ sinh phục vụ khu nhà ở đã bị đưa đến đến trại cách ly của chính phủ sau khi một người có kết quả xét nghiệm dương tính và lây lan cho các cư dân khác.

Hong Kong là một trong số ít những nơi vẫn duy trì lập trường “không COVID”, ngay cả khi các nhà phân tích cho rằng chính sách này ngày càng không bền vững. Các chuyên gia trong nước đã dự đoán bùng phát mới nhất có thể kéo dài đến tháng 4 hoặc tháng 5.

Trong một báo cáo dự thảo bị rò rỉ, Phòng Thương mại châu Âu ở Hong Kong đã cảnh báo vào đầu tuần này rằng, sự cô lập quốc tế của Hong Kong có thể kéo dài đến năm 2024 và điều này sẽ khiến một lượng lớn các công ty và nhân viên nước ngoài sẽ rời đi.

Trong một cuộc thăm dò do Đảng Dân chủ, đảng đối lập lớn nhất của Hồng Kông, thực hiện có đến 65% số người được hỏi cho biết đã đến lúc thành phố áp dụng chiến lược "sống chung với COVID-19".

"Mục tiêu của Zero COVID” là gì?"

Cân nhắc thời gian ủ bệnh ngắn hơn của Omicron, chính quyền Hồng Kông hôm thứ Năm thông báo sẽ rút ngắn thời gian cách ly tại khách sạn đối với khách du lịch đến từ 21 ngày xuống còn 14 ngày, bắt đầu từ thứ Bảy tới. Sau thời gian cách ly đó, du khách sẽ tự theo dõi sức khỏe của mình trong vòng 7 ngày tiếp theo.

Ngoài ra, chính quyền Hong Kong còn áp dụng các biện pháp kiểm soát đại dịch khác, bao gồm đóng cửa trường học, áp dụng lệnh giới nghiêm từ 6h tối đối với việc ăn uống tại các nhà hàng và lệnh cấm các chuyến bay từ các quốc gia có nguy cơ cao,… Việc áp dụng các biện pháp này sẽ kéo dài cho đến ít nhất là vào cuối tháng Hai.

000_9667du.jpg
Hong Kong là nơi mới nhất áp dụng chính sách "Zero COVID".

Phát biểu hôm thứ Năm - vài giờ sau khi Sophia Chan, Giám đốc y tế của Hong Kong nói với Bloomberg rằng, đặc khu này đã kiểm soát được virus, đặc khu trường Hong Kong Carrie Lam cảnh báo rằng, tình hình vẫn còn bấp bênh.

“Đó chắc chắn không phải là tình huống mang lại cho chúng tôi sự thoải mái hoặc đảm bảo rằng nó đang được kiểm soát” bà Lam nói và trích dẫn 30 trường hợp không thể theo dõi và khả năng xảy ra các chuỗi lây truyền.

“Bất cứ lúc nào số ca mắc bệnh có thể tăng theo cấp số nhân và có thể làm bùng phát một đợt bùng phát cộng đồng lớn”, bà Lam cho biết thêm.

Đối với Nick Leung, việc chính phủ kiên quyết loại bỏ COVID-19 ra khỏi Hong Kong không có ý nghĩa gì. Huấn luyện viên thể hình 28 tuổi này đã chuyển các lớp học của mình ra ngoài trời sau khi các phòng tập thể dục buộc phải đóng cửa, nhưng thu nhập của anh vẫn giảm hơn một nửa. Trong thời gian phogn tỏa, anh Nick Leung mất khoảng 1.300 đô la Hồng Kông (167 đô la Mỹ) mỗi ngày.

Leung nói: “Nếu bạn nhìn khắp thế giới, mọi người không còn đi xét nghiệm hoặc tiêm chủng nữa. Các triệu chứng nhẹ đến mức nhiều người không phải nhập viện và sẽ hồi phục tự nhiên. Vậy mục tiêu của chiến lược “Zero COVID” là gì? ”

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương