Người mua bất động sản "thảnh thơi" hơn về mặt tâm lý trong giai đoạn này

Các chủ đầu tư cũng đã thể hiện rõ thiện chí chia sẻ khó khăn cùng khách hàng. Với các khách hàng có mức tích lũy ban đầu không quá nhiều thì những ưu đãi này nhìn chung sẽ giúp họ khá "dễ thở". Chưa kể, người mua bất động sản còn "thảnh thơi" hơn về mặt tâm lý trong giai đoạn này khi lựa chọn bất động sản phù hợp nhất với bản thân mình, hạn chế việc bị chi phối bởi "tâm lý đám đông" dẫn đến các quyết định cảm tính.

Thị trường BĐS đang im ắng nhà đầu tư sẽ dễ dàng lựa chọn được BĐS phù hợp. Chúng ta miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên với phương diện là nhà đầu tư BĐS, cần xác định kịch bản dự phòng khi tình hình dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến. Theo đó, trong đầu tư BĐS, các nhà đầu tư cần trang bị các kiến thức để tránh rủi ro khi tham gia thị trường BĐS, nên xác định tầm nhìn đầu tư trung và dài hạn.

Nhu cầu đầu tư tại Việt Nam rất lớn, trong đó 2 kênh được yêu thích nhất là chứng khoán và bất động sản. Với bất động sản, thời cơ là người mua phải nhìn thấy dấu hiệu. Cụ thể, thứ nhất là khi thị trường sắp hết dịch. Thứ hai là lãi suất vẫn ưu đãi. Thứ ba nữa là mọi người đã sẵn sàng trở lại với công việc 100%. Nếu mọi thứ được diễn ra vào cuối năm nay thì đầu năm là cơ hội tốt để đi đầu tư bất động sản, trong đó có căn hộ.

Thị trường BĐS đang xuất hiện nhiều chính sách ưu đãi cực kì tốt, hiếm thấy cho khách hàng. Việc chiết khấu cũng là biểu hiện ngầm của việc hỗ trợ về giá (3-5%) là cơ hội để chọn mua trong mùa dịch này. Các CĐT đang chiết khấu, thanh toán kéo dài đến thời điểm giao nhà… tức là CĐT đã thay đổi chính sách, tái định vị sản phẩm thì đó là cơ hội cho người mua. Chương trình tiêm vắc xin đang được triển khai khá nhanh và Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được đại dịch Covid-19. Khi đó, thị trường cũng dần nhộn nhịp trở lại và là "đòn bẩy" giúp giá bất động sản đã mua gia tăng về giá trị. Do vậy, về dài hạn, nếu mua được bất động sản trong giai đoạn này với giá tốt thì sẽ là khoản đầu tư tuyệt vời cho tương lai.

Tỷ lệ bất động sản tại mỗi quận/huyện: vướng pháp lý chiếm đến 10%; hướng quy hoạch chiếm đến 69%; khách mua nhà lần đầu không phân biệt được giữa lập kế hoạch tài chính với vay mua nhà thông thường chiếm 90%; khách mua nhà lần đầu không nắm rõ có bao nhiêu loại thuế, phí, ai là người trả các loại thuế phí hay những trường hợp được miễn phí khi giao dịch bất động sản chiếm 75%. Phân khúc bất động sản có giá 3-5 tỷ được giao dịch nhiều nhất tại các quận/huyện, chiếm 34% tổng số các giao dịch lũy kế. Các loại bất động sản trong phân khúc này có giá tiền không quá cao, phù hợp cho cả người có nhu cầu mua để ở và mua để đầu tư trong giai đoạn thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chứa nhiều rủi ro chưa lường trước được.

Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, 9 tháng năm nay, số lượng và giá giao dịch các loại hình bất động sản có biến động do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng thị trường không rơi vào tình trạng "đóng băng" hay "sốt nóng". Cũng trong thời gian này, nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản đã được ban hành, giúp tăng nguồn cung cho thị trường. Nhờ đó, hiện tượng tăng giá cục bộ đất nền tại các địa phương đã cơ bản được kiểm soát.

Trong các tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất tích cực bám thị trường, đẩy thanh khoản ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội thông qua nhiều hình thức như giới thiệu và bán hàng trực tuyến. Các sàn giao dịch cũng ghi nhận nhu cầu mua nhà ở của người dân khá tích cực, nhất là tại thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chồng chéo gây khó khăn trong thủ tục đầu tư, dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Giá nhà ở, đặc biệt tại khu vực đô thị có xu hướng tăng so với thu nhập chung của người dân. Một phần nguyên nhân là do giá đất tại một số địa phương tăng và giá vật liệu xây dựng trong thời gian qua cũng tăng đột biến.

 

Cương Nguyễn

(Tổng Hợp)