Trong mỗi dự án bất động sản, sắt thép chiếm từ 15 -20% tổng chi phí và chi phí này sẽ được tính vào giá bán nên khách mua nhà phải “gánh”. Do đó khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao sẽ đẩy chi phí xây dựng tăng lên và bắt buộc chủ đầu tư phải tăng giá bán lên.
Bộ Xây dựng đã có Văn bản gửi các cơ quan liên quan và các địa phương đề nghị: UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở xây dựng thường xuyên theo dõi kịp thời cập nhập, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp; các cơ quan liên quan đánh giá tác động của COVID-19 và biến động giá vật liệu xây dựng chủ yếu là thép xây dựng. Để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng Chính phủ cần có chính sách để điều tiết lại bài toán chi phí đối với ngành vật liệu xây dựng nhất là với hạng mục sắt thép và xi măng. Bởi đây là nguồn cung chiếm tỷ trọng rất lớn trong các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng tới các nhà thầu, nhất là các nhà thầu đã trúng thầu trọn gói. Đồng thời, nước ta cũng cần tìm cách để giành thế chủ động đối với thị trường vật liệu xây dựng từ khâu tự sản xuất đến cung ứng.
Hồi đầu năm 2021, thị trường cũng từng chứng kiến việc thép tăng giá chóng mặt so với năm 2020 khiến các bộ ngành vào cuộc kiểm tra. Sau đó, giá thép và các vật liệu khác có xu hướng giảm nhưng đến nay lại bước vào đợt tăng mới.
Giá vật liệu liên tục tăng cao sẽ khiến nhiều công trình xây dựng, dự án BĐS phải thi công cầm chừng, đứng trước nguy cơ “đắp chiếu”. Thậm chí nhà đầu tư sẽ chọn cách dừng thi công và chịu nộp phạt, việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường BĐS vì gây khó khăn về nguồn cung. Kể từ năm 2019, nguồn cung BĐS ra thị trường đã bắt đầu dần khan hiếm, đến hiện tại tình hình vẫn chưa được cải thiện. Và theo nguyên lý khi cầu tăng mà cung thiếu hụt sẽ dẫn đến hiện tượng giá BĐS tăng mạnh. Và hậu quả là người mua nhà sẽ “lãnh đủ”.
Các doanh nghiệp xi măng và thép đồng loạt thông báo điều chỉnh tăng giá trong quý IV đẩy nhiều nhà thầu xây dựng vào tình thế khó khăn chồng khó khăn. Nửa năm vừa qua, nhiều công trường xây dựng trên cả nước phải tạm dừng thi công do những biện pháp giãn cách xã hội. Trong khi 3 tháng cuối năm, các doanh nghiệp xây dựng tiếp tục đứng trước thách thức lớn do giá cả nhiều vật liệu như thép, cát, xi măng... tăng cao. Trước tình hình này, nhiều chủ đầu tư bất động sản lo ngại chi phí đầu vào tăng cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành nhà ở trong thời gian tới cũng như tiến độ xây dựng của các công trình.
Đối với các công trình của công ty làm hợp đồng với phía chủ đầu tư theo dạng khoán trọn gói thì tùy vào hợp đồng, khi giá thép tăng, phía nhà thầu phải chịu. Bên cạnh đó, lượng khách hàng cũng giảm vì khách dễ hoãn kế hoạch xây dựng trong bối cảnh chi phí tăng cao. Vào đầu năm 2021, giá thép tăng chóng mặt so với năm 2020 khiến các bộ ngành vào cuộc kiểm tra và tìm biện pháp bình ổn giá. Sau đó, giá thép và các vật liệu khác có xu hướng giảm nhưng đến nay lại bước vào đợt tăng mới. Nhiều công trình xây dựng có nguy cơ trễ tiến độ vì việc tăng giá hàng loạt vật liệu xây dựng vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, giá nhựa đường cũng ghi nhận xu hướng tăng từ đầu năm đến nay. Báo cáo về thị trường vật liệu xây dưng quý III của Viện Kinh tế Xây dựng cho thấy giá nhựa đường trong 8 tháng tăng khoảng 10-20% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo giá nhựa đường quý IV vẫn tiếp tục tăng nhẹ 3-5% do việc vận chuyển khó khăn và dịch Covid-19 ở các nước châu Á vẫn chưa được kiểm soát.
Giá nguyên vật liệu tăng chắc chắn ảnh hưởng đối với các hợp đồng xây dựng đã ký kết, dẫn tới giá ngân sách dự toán bị vượt, làm không còn lợi nhuận, bị thua lỗ. Không chỉ thép tăng mà rất nhiều nguyên vật liệu xi măng, cát, đá đều tăng chóng mặt và còn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng đã khiến cho các nhà thầu vô cùng khó khăn trong quá trình triển khai thi công dự án trong khi vẫn phải đảm bảo tiến độ của chủ đầu tư.
Chủ đầu tư cũng khó chấp thuận giãn tiến độ thi công hoặc điều chỉnh giá hợp đồng vì họ cũng bị ràng buộc pháp lý về tiến độ bàn giao nhà và giá bán sản phẩm theo hợp đồng với khách hàng. Còn với các hợp đồng ký mới thì nhà thầu bắt buộc phải điều chỉnh giá hợp lý với tình hình giá nguyên vậy liệu tăng phi mã như hiện nay. Theo một doanh nghiệp xây dựng, tình trạng giá VLXD tăng kéo dài tsẽ gây ra hệ lụy không tốt cho nền kinh tế. Không chỉ nhà thầu, người xây – mua nhà cũng có thể "lãnh đủ" từ việc giá VLXD tăng cao.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)