Người phụ nữ bị ngộ độc suýt mất mạng vì loại hạt quen thuộc trên mâm cơm của người Việt

Sau khi ăn xong, người phụ nữ ngay lập tức bị đau bụng, nôn mửa.

Các triệu chứng của cô tương tự như triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột, nhưng khi khám sức khỏe, bác sĩ phát hiện ra những điểm bất thường ở mắt bệnh nhân.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số transaminase của người này cao gấp 10 lần người bình thường, điều đó có nghĩa là chức năng gan của cô đã bị tổn hại nghiêm trọng. Sau khi loại trừ các yếu tố như viêm gan mãn tính, bác sĩ nghi ngờ rằng vấn đề về gan của người này là do bị ngộ độc.

Qua hỏi bệnh sử, bác sĩ biết được thủ phạm khiến bệnh nhân bị ngộ độc là do lạc (đậu phộng) cất trữ ở nhà quá lâu, gây mốc.

Người phụ nữ bị ngộ độc suýt mất mạng vì loại hạt quen thuộc trên mâm cơm của người Việt

Aflatoxin là một trong những loại độc tố nấm mốc gây ung thư và độc hại nhất được phát hiện cho đến nay. Nó được phân loại là chất gây ung thư loại 1. Nó thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm bị mốc thông thường, chẳng hạn như đậu nành, lạc, gạo và bánh mì bị mốc có thể dẫn đến ngộ độc. Ngộ độc nhẹ sẽ gây sốt, nôn mửa, chán ăn, đau bụng và các triệu chứng khác; ngộ độc nặng sẽ ảnh hưởng đến gan và thận, gây suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

Sau khi xác định được vấn đề, các bác sĩ đã nhanh chóng điều trị bảo vệ gan, hạ enzyme và giảm bệnh vàng da cho bệnh nhân. Người bệnh đã có thể hồi phục sau một tuần. Các bác sĩ cho biết, lạc và gạo bị mốc là những thực phẩm dễ bị nhiễm aflatoxin nhất. 

Bác sĩ chỉ ra rằng mặc dù điều kiện tiên quyết để gây ngộ độc aflatoxin là liều lượng nhất định, nhưng bạn không được lơ là cảnh giác và loại bỏ khả năng sản xuất aflatoxin từ các nguồn  khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Người phụ nữ bị ngộ độc suýt mất mạng vì loại hạt quen thuộc trên mâm cơm của người Việt

Nhiều người cho rằng chỉ cần rửa sạch phần mốc ở vỏ lạc hay cắt bỏ phần thực phẩm bị mốc hay phơi khô lại là có thể ăn bình thường nhưng aflatoxin sinh ra dưới dạng chất hóa học, do vậy mà nó sẽ không bị mất đi khi xử lý bình thường ở nhiệt độ nóng hay nhiệt độ sôi 100 độ C. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, muốn loại bỏ một phần độc tố aflatoxin thì phải cần đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi (nhiệt độ rang, sấy từ 1500 độ C đến hơn 2000 độ C).

Thực phẩm bị mốc phải được vứt bỏ kịp thời, các loại ngũ cốc, các loại hạt… phải để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc do bảo quản không đúng cách; không nên tích trữ nhiều thực phẩm trong nhà, tốt nhất nên mua vừa đủ lượng mà gia đình bạn có thể ăn hết trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, việc điều trị ngộ độc aflatoxin không nên bị bị trì hoãn, dù là ở mức độ nhẹ, tổn thương trong cơ thể sẽ tiếp tục lan rộng.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy

Mỹ Diệu

Người đàn ông đột tử dù khám sức khỏe bình thường, bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm tai hại nhiều người mắc phải

Người đàn ông đột tử dù khám sức khỏe bình thường, bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm tai hại nhiều người mắc phải

Kết quả khám sức khỏe bình thường nhưng tính mạng của bạn vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu mắc phải 2 sai lầm tai hại này.