Người Việt mua sản phẩm nào nhiều nhất trên Internet trong năm qua?

Thương mại điện tử ở Việt Nam trong năm 2018 đã có sự tăng trưởng lớn so với năm 2017 ở cả giá trị giao dịch, số lượng người dùng.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương phát hành Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cho biết, năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD với mức tăng trưởng tới 30%.

Trong 3 năm trở lại đây, thì đây cũng là mức tăng trưởng lớn nhất. Ngoài ra, số lượng người dùng tham gia các giao dịch mua sắm trực tuyến cũng tăng lên mức gần 40 triệu người.

Số lượng người dùng tham gia các giao dịch mua sắm trực tuyến cũng tăng lên mức gần 40 triệu người.
Số lượng người dùng tham gia các giao dịch mua sắm trực tuyến cũng tăng lên mức gần 40 triệu người.

Giá trị giao dịch trung bình của mỗi người ở mức 22 USD, tăng tới 16 USD so với năm 2017. Thương mại điện tử trong năm qua cũng chiếm tỷ trọng 4,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Những sản phẩm được mua qua mạng nhiều nhất trong năm qua theo sách trắng gồm quần áo, giày dép và mỹ phẩm với 61%, sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng 46%; Thiết bị đồ dùng gia đình (46%); Đồ công nghệ và điện tử (43%).

Theo Bizlive, dưới 35% có thực phẩm, vé các dịch vụ vận tải hành khách như máy bay, tàu hỏa, ô tô. Hoạt động đặt chỗ khách sạn, tour du lịch chiếm 31%. Những dịch vụ phổ biến còn lại là học tập, các nội dung số như trò chơi, âm nhạc, video.

Điều đáng mừng với các website thương mại điện tử là việc truy cập trực tiếp các trang web này để mua sắm đã chiếm 74%. Việc mua hàng qua mạng xã hội, các diễn đàn chiếm 36%. Có 52% số người dùng sử dụng thiết bị di động để thực hiện mua sắm, giao dịch.

  Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến (Theo: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019)  

Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến (Theo: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019)  

Những vấn đề khác với người dùng là cảm thấy giá trên các dịch vụ thương mại điện tử cao hơn thực tế hoặc niêm yết giá không rõ ràng, chất lượng giao hàng còn kém hoặc website, ứng dụng thiết kế không chuyên nghiệp.

Cụ thể, theo thống kê vẫn có những trở ngại với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam. 47% người dùng tham gia khảo sát cho rằng chăm sóc khách hàng của thương mại điện tử vẫn còn kém. 43% người dùng lo ngại sợ bị lộ thông tin cá nhân.

Tỷ lệ đơn hàng không thể giao tới người mua, người mua huỷ đơn sau khi đặt hoặc không nhận hàng năm 2018 giữ nguyên so với năm 2017 là 28%.

PHƯỢNG LÊ (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương