Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có nhiều người sập bẫy của các đối tượng. Đa phần đó thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.
Mới đây, Công an quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là hơn 1 tỷ đồng.
Hình thức lừa đảo mạo danh cán bộ công an đã quá phổ biến nhưng vẫn có người sập bẫy. |
Theo đó, vào ngày 17/01/2024, bà T (SN: 1965, HKTT: Tây Hồ, Hà Nội) có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói bà T có liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và yêu cầu bà kết bạn Zalo.
Sau đó bà nhìn thấy một người mặc trang phục Công an nhân dân trong video call yêu cầu bà phải chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để xác minh. Bà T đã chuyển 1,4 tỷ đông cho đối tượng. Sau đó, bà biết mình bị lừa nên đã cơ quan Công an trình báo.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Nạn nhân của lừa đảo trực tuyến đa phần là phụ nữ |
Thao túng tâm lý bằng “nỗi sợ hãi”
Theo Công an TP Hà Nội, đa phần những nạn nhân sập bẫy của hình thức lừa đảo này thường là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.
Kịch bản phổ biến đang được nhiều đối tượng xấu sử dụng đó là giả mạo cán bộ công an, VKS, tòa án... gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng như buôn ma túy, rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia,...Khi nạn nhân cho biết mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến thì các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng, yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn để “phục vụ công tác điều tra, xử lý”, từ đó dẫn dụ nạn nhân làm theo những yêu cầu của mình.
Để nạn nhân dễ dàng “sập bẫy”, các đối tượng thực hiện các cuộc gọi lừa đảo chủ yếu đánh vào tâm lý sợ hãi của con người. Khi người dân lo sợ, chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp thì chúng chiếm đoạt ngay lập tức.
Dù báo chí đã đưa không ít vụ việc lừa đảo kiểu này nhưng số lượng nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên do những thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp.
Theo Công an TP Hà Nội, trong tháng 01/2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của nhiều bị hại với những thủ đoạn lừa đảo phổ biến như: Mạo danh cán bộ công an, VKS, cán bộ UBND phường,...
Đánh vào tâm lý lo lắng của người dân, các đối tượng sẽ dẫn dắt người dân thực hiện theo các yêu cầu như cài đặt các ứng dụng dịch vụ công giả mạo hoặc truy cập vào đường link cài đặt ứng dụng giả mạo, đe doa chuyển tiền để giải quyết vụ án,... Tổng số tiền mà các đối tượng chiếm đoạt được từ những thủ đoạn trên lên tới gần 20,6 tỷ; trong đó bị hại bị chiếm đoạt nhiều nhất 15,3 tỷ đồng; ít nhất là 252 triệu đồng.
Đáng nói, những hình thức lừa đảo này tuy không phải mới và liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo rất nhưng vẫn có người dân sập bẫy.
Vén màn chiêu cướp tiền trong tài khoản ngân hàng người dùng iPhone tại Việt Nam, tạo cả “bản sao” để đi lừa đảo
Với hệ sinh thái khép kín, việc phát tán mã độc trên iPhone là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, tin tặc đã tìm ra cách để thực hiện điều này.