Thuốc Lecanemab hay tên thương mại là Leqembi, sẽ là loại thuốc đầu tiên ở Nhật Bản dùng để điều trị cho người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu hoặc bệnh nhẹ. Thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình suy giảm nhận thức của người bệnh, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sớm nhất là vào cuối năm nay.
Leqembi là sản phẩm được công ty Eisai của Nhật Bản và Biogen của Mỹ phối hợp phát triển. FDA khẳng định cả hai loại thuốc này đánh dấu bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống bệnh Alzheimer.
Động thái này được đưa ra sau khi các cơ quan quản lý Mỹ chính thức phê duyệt lecanemab vào tháng 7. Tại Nhật Bản, một hội đồng của Bộ Y tế bào đã bật đèn xanh cho việc duyệt chính thức vào cuối tháng 8.
Lecanemab thuộc nhóm phương pháp điều trị nhằm mục đích làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thoái hóa thần kinh Alzheimer bằng cách loại bỏ các khối dính của protein beta amyloid độc hại khỏi não của các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của căn bệnh này.
Vì giá tiêu chuẩn thuốc là 26.500 USD mỗi năm ở Mỹ nên dự tính giá ở Nhật Bản cũng có thể sẽ cao.
Ông Billy Dunn thuộc Trung tâm đánh giá và nghiên cứu thuốc thuộc FDA, cho biết Leqembi là liệu pháp mới nhất có tác dụng trực tiếp đối với diễn tiến của bệnh Alzheimer, thay vì chỉ điều trị triệu chứng của bệnh.
Cụ thể, dữ liệu sơ bộ từ cuộc thử nghiệm thuốc Leqembi công bố hồi tháng 9/2022 cho thấy thuốc có tác dụng làm chậm sự suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer tới 27%. Thử nghiệm giai đoạn 3 có sự tham gia của gần 1.800 người, được phân chia giữa những người được cho dùng thuốc và dùng giả dược trong hơn 18 tháng.
Bệnh Alzheimer's (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh là dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ. Tại Mỹ có khoảng 6,5 triệu người Mỹ mắc bệnh này.
(Nguồn: Nikkei)