Nhiễm độc botulinum nhưng không có thuốc giải, điều trị thế nào?

Liên quan đến 3 ca bệnh ở TP. Thủ Đức được phát hiện ngộ độc botulinum trong bối cảnh hết thuốc BAT giải độc tố này. Việc điều trị cho bệnh nhân ra sao? Làm sao tránh ngộ độc botulinum… được nhiều bạn đọc quan tâm.

Nguồn gốc độc tố botulinum

Độc tố botulinum sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một chất độc cực mạnh, chỉ 0.03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70kg. Người bệnh thường bị nhiễm độc tố botulinum khi ăn các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Khi thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.botulinum do quy trình sản xuất không đảm bảo, trong môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố botulinum. 

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm, trước đây hay gặp ngộ độc thịt hộp, tuy nhiên các thực phẩm khác như rau, củ, quả, thịt, hải sản,...

Điều trị nhiễm độc botulinum nguy hiểm thế nào khi không có thuốc giải? - Ảnh 2.

Các lọa thực phẩm đóng hộp hay các loại lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh là nơi sản sinh vi khuẩn gây độc.

Triệu chứng và biến chứng của ngộ độc botulinum

Các triệu chứng ngộ độc do thực phẩm thường bắt đầu từ 12 đến 36 giờ sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể. Nhưng tùy thuộc vào lượng chất độc mà bạn đã tiêu thụ, thời điểm bắt đầu các triệu chứng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm: Khó nuốt hoặc nói; Khô miệng; Cơ yếu ở cả hai bên mặt; Nhìn mờ hoặc nhìn đôi; Sụp mí mắt; Bại liệt.

Biến chứng của ngộ độc botulinum

Vì nó ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ khắp cơ thể nên độc tố botulinum có thể gây ra nhiều biến chứng. Mối nguy hiểm trước mắt là bạn sẽ không thể thở được. Không thở được là nguyên nhân gây tử vong phổ biến trong ngộ độc botulinum. Các biến chứng khác, có thể cần phục hồi chức năng, có thể bao gồm: khó nói, khó nuốt, yếu sức, hụt hơi kéo dài.

- Khó thở.

- Buồn nôn, nôn và co thắt dạ dày.

Điều trị nhiễm độc botulinum nguy hiểm thế nào khi không có thuốc giải? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: WHO

Điều trị ra sao khi không có thuốc giải?

Tước đó trưa 21/5, TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, hai ngày gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã hội chẩn cùng nhau và phát hiện thêm được 3 trường hợp nghi ngờ ngộ độc botulinum. 

Cả 3 bệnh nhân đều sống tại TP. Thủ Đức, thuộc 2 gia đình khác nhau. Bệnh nhân lớn nhất là người đàn ông 45 tuổi, tiếp theo là 2 anh em 26 tuổi và 18 tuổi. Ba trường hợp này thực tế là sự nối tiếp của chùm ca bệnh là 3 em bé bị ngộ độc botulinum tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM.

Trả lời câu hỏi có phương án nào thay thế để cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc hay không, TS-BS Lê Quốc Hùng cho rằng không có phương án thay thế, hiện cũng không có thuốc nào để thay thế, chỉ có thuốc giải mới giải được. 

Hiện nay, thuốc duy nhất trung hòa độc tố botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8.000 USD/lọ.

Bác sĩ Hùng cho biết hiện việc điều trị cho những bệnh nhân này đang rất gian nan vì không còn thuốc giải. Cách cứu chữa hiện tại là cho bệnh nhân thở máy và nuôi dưỡng, điều trị theo triệu chứng.

"Tình trạng nguy kịch của bệnh nhân hiện chưa tiên lượng trước được điều gì. Có khi bệnh nhân phải nằm thở máy mất mấy tháng", BS Hùng thông tin.

Điều trị nhiễm độc botulinum nguy hiểm thế nào khi không có thuốc giải? - Ảnh 4.

Bệnh nhân ngộ độc botulinum phải điều trị thở máy. Ảnh: BVCC.

Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, trên thế giới, các ca ngộ độc botulinum không phải hiếm. Đơn cử, theo số liệu tại Mỹ, mỗi năm nước này vẫn ghi nhận dao động từ 150 - 300 ca ngộ độc botulinum.

Còn ở Việt Nam, trước đây ít có khả năng để chẩn đoán được bệnh này. Nay thì chẩn đoán phát hiện dễ dàng. Một trường hợp ngộ độc botulinum được sử dụng thuốc BAT giải độc đặc hiệu sớm thì chỉ trong vòng 48 đến 72 giờ là bệnh nhân có khả năng thoát ra khỏi tình trạng bị liệt và cũng không phải dẫn đến tình trạng phải thở máy.

Hoặc nếu bắt đầu thở máy 1-2 ngày nghĩa là rất sớm sau khi ngộ độc, thì trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể hồi phục và có thể bỏ được máy thở, tập vật lý trị liệu để trở về với cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định trở lại.

Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc BAT thì các bác sĩ chỉ có thể điều trị hỗ trợ. Điều trị hỗ trợ chủ yếu là nuôi dưỡng và thở máy (và thở máy sẽ phải kéo dài và có nhiều biến chứng nguy hiểm), bởi vì với bệnh lý này, chất độc của botulinum làm cho tổn thương hệ thần kinh dẫn tới liệt cơ.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC