Nhiều ngân hàng đang rốt ráo chuyển đổi số

Phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng là mục tiêu chuyển đổi số ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 và định hướng năm 2030. 

Trên thực tế, chỉ trong một thời gian ngắn, công nghệ số, cộng với lực đẩy từ dịch Covid-19, đã làm thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Với ngành ngân hàng, chuyển đổi số còn được coi là sống còn, đặc biệt trước những tác động khôn lường của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn là vũ khí tối ưu để ngân hàng cạnh tranh được với các công ty fintech trong tương lai.

Ngân hàng số đã trở thành một xu hướng phát triển tất yếu dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại (NHTM) nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Bên cạnh những cơ hội, các ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra đối với các NHTM để phát triển ngân hàng số là cần phải đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao mức độ hài lòng của họ trong việc trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng số cung cấp. Nghiên cứu tập trung phân tích sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng số tại các  NHTM Việt Nam.

Những năm gần đây, cuộc đua chuyển đổi số không chỉ diễn ra từ bên ngoài mà còn đến từ chính các ngân hàng với nhau. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 70% người trưởng thành ở Việt nam đã có tài khoản ngân hàng, và Việt Nam đang thực hiện mục tiêu đạt được 80% cho đến năm 2025.  Tuy nhiên cơ cấu của nhóm khách hàng mới được phân bổ cho các ngân hàng hiện nay thì không phải là chia đều hay theo quy mô tài sản mà phụ thuộc nhiều yếu tố khác, tùy thuộc tính chất các phân khúc khách hàng cụ thể.

Việc ứng dụng ngân hàng số, hoàn toàn có thể giúp một ngân hàng nhỏ tiếp cận và có tệp khách hàng lớn hơn, tức là thị phần có thể thay đổi. Tuy nhiên không hẳn tương đồng với thứ hạng của các ngân hàng, vì còn nhiều chỉ số quan trọng khác, như tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, hệ số CASA…

Chuyển đổi số đã trở thành nhiệm vụ bất khả thi đối với các ngân hàng bởi lẽ xu hướng của tương lai là công nghệ. Ngân hàng nào không chạy đua đồng nghĩa với việc tự chấp nhận bị bỏ lại phía sau và tiếp đó là "loại khỏi cuộc chơi". Bởi vậy, hàng loạt ngân hàng tập trung đẩy mạnh các tiện ích số nhằm "giữ chân" khách hàng và thu hút các khách hàng mới.

Và thực tế cho thấy cuộc đua số hoá trong ngành ngân hàng đã và đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết. Năm 2021, nhiều ngân hàng đã chi hàng triệu cho đến hàng chục triệu USD để hợp tác với các "ông lớn" công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, đưa dữ liệu lên điện toán đám mây.

Đồng thời, cũng có những ngân hàng chọn cách đi khác là cho ra mắt hàng loạt các ứng dụng ngân hàng số hoặc ngân hàng thuần số hoàn toàn mới nhằm khẳng định vị thế của mình.

Đến nay, nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số. Cùng với đó, hệ sinh thái số, thanh toán số cũng được thiết lập để kết nối các dịch vụ ngân hàng với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm mới mẻ và tiện ích cho người tiêu dùng trên không gian số.

Đơn cử như, TPBank triển khai mô hình ngân hàng LiveBank hoàn toàn tự động giúp khách hàng chỉ mất 3s để nhận diện và 30s để xử lý giao dịch. Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm khách hàng trên ngân hàng trực tuyến (Ebanking), giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch cho khách hàng.

MBBank đã triển khai tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng và quản lý tài chính hoàn toàn miễn phí trên app MBBank và Biz MBBank. Hay có thể kể đến những cái tên nổi lên khác như VPBank NEO của VPBank, Ipay của VietinBank…

Không chỉ dừng lại ở việc đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong giao dịch ngân hàng mà xu hướng các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay đang hướng đến là hình thành hệ sinh thái thông minh, thiết lập việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại trải nghiệm liền mạch và toàn diện trên mọi lĩnh vực cho người dùng.

Trong những ngày cuối năm 2021, Nam A Bank đã ghi dấu ấn trên lĩnh vực số hóa ngân hàng khi ra mắt Hệ sinh thái số ONEBANK - Một chạm mọi trải nghiệm, đánh dấu bước chuyển mình mới trong hành trình chinh phục công nghệ 4.0.

Việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số. Ngân hàng số dựa vào những công nghệ giải pháp mới như chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,… chủ yếu được thực hiện thông qua internet, điện thoại di động, máy tính bảng và có thể cả mạng xã hội sau này. Vì thế, ngân hàng số cho phép giao dịch ngân hàng diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và rẻ hơn, giúp khách hàng có được những trải nghiệm vượt trội so với giao dịch ngân hàng truyền thống.

Tổng Hợp