Cho đến nay, vẫn chưa sản xuất được vắc xin đặc hiệu ngừa bệnh sốt xuất huyết.
Vài tuần qua, nhiều bậc cha mẹ đưa con đi tiêm vắc xin cúm A, vì cho rằng loại vắc xin này có thể ngừa được cả bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cũng đã cứu sống nhiều trường hợp trẻ sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy đa cơ quan. Thậm chí, có giai đoạn bệnh viện tiếp nhận cùng lúc 4-5 trẻ sốc sốt xuất huyết.
Theo các bác sĩ, đây là một quan niệm sai lầm rất đáng lo bởi vô tình gia đình hoặc người được tiêm vắc xin sẽ bỏ qua nghi ngờ người thân hoặc bản thân mắc sốt xuất huyết, dẫn đến bỏ qua việc điều trị, từ đó bệnh tiến triển nặng, rất nguy hiểm.
Bác sĩ cũng nhận định việc đua nhau đi tiêm ngừa cúm A sẽ gây nên tình trạng hết vắc xin; việc tụ tập đông người tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh.
Phó giáo sư - bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết một số triệu chứng của cúm A giống với sốt xuất huyết Dengue, nên mọi người nghĩ vắc xin cúm A ngừa được sốt xuất huyết. Tuy nhiên, mỗi loại vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chứ không thể qua suy luận các triệu chứng tương đồng của bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng của virus cúm A gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus. Một người bị cúm A có thể bị sốt, mệt mỏi, đau họng, viêm đường hô hấp, ói...
Bác sĩ Quang nói thêm tiêm vắc xin cúm A là việc nên làm cho trẻ, nhưng vắc xin này tuyệt đối không ngừa được sốt xuất huyết như nhiều người đang lầm tưởng.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho thấy số ca nhập viện chiếm khoảng 60% ca đến khám; số ca có dấu hiệu cảnh báo, nguy cơ vào sốc chiếm 20%, số ca nặng có sốc chiếm 10%, số ca nguy kịch chiếm 1% tính trên tổng số nhập viện.
Với bệnh sốt xuất hiện, thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn. Vì vậy, nếu thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần đưa trẻ vào bệnh viện ngay.
Trục lợi bảo hiểm hiện nay không chỉ dừng lại ở những “chiêu thức” đơn thuần