Nhóm "bác sĩ Khoa" và chiêu trò vẽ những câu chuyện cảm động lấy tiền từ thiện

Người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện.

Thời gian vừa qua, nhóm "bác sĩ Khoa" với người tên Phong Lam thường xuyên đăng tải những câu chuyện cảm động nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện. Tuy nhiên trên thực tế tất cả đều là trường hợp không có thật.

Phong Lam đã đăng bài viết từng nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau đó bị đột tử qua đời nên cần kêu gọi quyên góp làm đám trang. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Sau khi đọc được câu chuyện cảm động, rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này. Ngoài ra nhân vật Phong Lam này còn viết về việc mình bị ung thư máu từ nhỏ, anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tuỷ để cứu sống mình và sau đó sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… 

Hình ảnh của
Hình ảnh của "bác sĩ Khoa" thực ra là bác sĩ Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore

Chiều 9/8, trao đổi với Tiền Phong, chị Nguyễn K.L, ở TPHCM cho biết chị là nạn nhân của nhóm “bác sĩ Khoa”. Cụ thể vào năm 2020 chị từng đọc một chuyện của bạn học cùng khóa và phát hiện người tên Phong Lam. Trên trang cá nhân của người này đăng tải việc bố bị ung thư. Sau đó chị đã nói chuyện với Lam và đến cuối tháng 7/2020, người này nhắn với chị là sẽ tổ chức trung thu cho các cháu bị ung thư máu. Phong Lam còn tiết lộ sẽ cùng nhóm “thiện nguyện 82” sẽ làm bánh bán để quyên tiền cho các em trị bệnh.

Thấy việc làm ý nghĩa nên chị L. ủng hộ 5 triệu đồng, kêu gọi các bạn bè ở TPHCM ủng hộ người 1 triệu, người 2-3 triệu đồng.

“Số tiền ủng hộ của nhóm tôi đều thông qua tài khoản có tên Nguyễn Thị Minh Thy ở Bến Tre. Đến tháng 8/2020, Thy còn gọi cho tôi để trình bày rằng nhóm đang tổ chức hoạt động nhưng thiếu 300 phần quà, tôi ủng hộ qua tài khoản của Thy 2 triệu đồng và nhiều người quen của tôi cũng ủng hộ”- chị L. kể lại.

Đến đầu năm 2021, nhóm này còn kêu gọi nhiều người quyên góp vào các chương trình ung thư của “quỹ 82”. Tuy nhiên cảm thấy có nhiều bất thường nên chị không tham gia. 

Chị T. một doanh nhân cũng tiết lộ về nhận được một bức thư của Lam gửi cho chị và cho biết, chị đã ủng hộ vào quỹ này 5 triệu đồng và kêu gọi bạn bè ủng hộ nữa. “Trong bản tóm tắt cuộc đời dài cả chục trang giấy, mà Lam gửi cho tôi, Lam kể bố đã quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán gà rán, hiến tuỷ cứu con gái nên bị liệt chân. Tất cả, nhằm mục đích kêu gọi từ thiện dưới cái danh nghĩa quỹ ung thư 82”, chị T. nói.

          Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82- ảnh L.N

Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82- ảnh L.N

Đến nay những thông tin liên hệ mà chị K. và chị T. từng liên hệ giờ đã không tồn tại hoặc khóa máy.  

Câu chuyện về “bác sĩ Trần Khoa” rút ống thở của mẹ để nhường sự sống cho sản phụ nguy kịch sắp sinh gây xôn xao dư luận vừa qua cũng là một trong vô số những chiêu lừa đảo đó.

Hình ảnh đại diện trên facebook của “bác sĩ Khoa” là của một tiến sĩ chuyên về nha khoa của Singapore có tên là Toh Wei Seong làm việc tại đại học NUHS bên Singapore. Các thành viên mà “bác sĩ Khoa” sau khi đăng bài rồi tag các facebook như PhongLam, Thy Nguyễn… vào đều đã “biến mất”. Họ đều có chung một đặc điểm, phần lớn là lấy hình của các giáo sư đầu ngành về y khoa của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) hay Úc ghép vào.

Thanh Mai

Dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hạ sốt an toàn trong mùa dịch

Dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hạ sốt an toàn trong mùa dịch

Trong việc điều trị COVID-19 tại nhà nhiều người sử dụng thuốc hạ sốt để điều trị nhưng ít ai biết nếu sử dụng quá liều có nguy cơ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.