Những cuốn sách hé lộ bí mật về những vụ khủng bố kinh hoàng

Những quyển sách hay về khủng bố sẽ mở ra cho bạn đọc nhiều bí mật chưa từng được kể về những vụ khủng bố kinh hoàng trên thế giới.

Tedbooks – Con trai kẻ khủng bố

5e301d21a4885887f40cceea3276e5ae
5e301d21a4885887f40cceea3276e5ae

Sẽ thế nào nếu bạn lớn lên cùng một gã khủng bố trong nhà? Một câu chuyện đặc biệt chưa từng được kể. Những bí mật, những câu chuyện sâu kín của một cậu bé được nuôi dưỡng bởi cha mình – một kẻ khủng bố.

Zak Ebrahim chỉ bảy tuổi khi cha cậu – El-Sayyid Nosair bị bắt năm 1990. El-Sayyid Nosair là thủ phạm vụ ám sát Rabbi Meir Kahane, lãnh đạo của Nhóm Bảo vệ người Do Thái. Khi ở trong tù, hắn vẫn là kẻ lên kế hoạch cho vụ đánh bom Trung tâm thương mại Thế giới năm 1993. Thậm chí Osama bin Laden đã ca ngợi El-Sayyid Nosair trước toàn thế giới “Hãy luôn nhớ đến El-Sayyid Nosair.”

Với Zak Ebrahim, tuổi thơ của anh đắm chìm trong chủ nghĩa khủng bố. Sau khi cha anh bị bắt, gia đình anh thường xuyên phải chuyển nhà. Anh cũng thường phải đối mặt với sự chế giễu và cô lập từ những người bạn cùng lớp. Zak Ebrahim bị dạy phán xét người khác bằng những thước đo độc đoán, như là sắc tộc hay tôn giáo. Cậu trở thành đứa trẻ lạc loài.

Trong cuốn sách “Con trai kẻ khủng bố”, chống lại kết luận rằng khủng bố là kết thúc dễ dàng đoán trước của những gã được huấn luyện để căm thù. Sự căm thù luôn là một lựa chọn, và tha thứ cũng vậy. Dù luôn phải chịu đựng những tư tưởng bạo lực, cố chấp suốt thời thơ ấu, anh cũng không trở thành một phần tử quá khích.

Zak Ebrahim khẳng định những người được cho là có tiềm chất khủng bố nhất lại là những người thích hợp nhất để chống lại nó bởi khả năng dung hòa những điều xung khắc. Zak Ebrahim cũng khẳng định rằng bất cứ ai cũng có thể học cách sử dụng trái tim thấu cảm và bao dung vốn sẵn có của mình để vượt qua mọi thù hận.

“Tôi đứng đây như là minh chứng rằng bạo lực không sẵn có trong tôn giáo hay sắc tộc nào hết, và con cái không cần phải sống theo cách của bố mẹ chúng. Tôi không phải bố tôi.”

Kẻ khủng bố

Những cuốn sách hé lộ bí mật về những vụ khủng bố kinh hoàng

Kẻ khủng bố có phải là một quái vật, một tên điên? Người bình thường chúng ta liệu có thể nào hiểu và thông cảm được với một kẻ khủng bố?

Cuốn tiểu thuyết đặc sắc của John Updike là cuộc hành trình tìm lời đáp cho câu hỏi ấy.

Bằng giọng văn điềm tĩnh, óc quan sát sắc sảo, khả năng phân tích tinh tế, cùng một quyết tâm quả cảm hầu vượt qua mọi định kiến có sẵn về thiện và ác, nhà văn hàng đầu nước Mỹ – tác giả Rabbit ơi, chạy đi – khiến cho ta thấy, đằng sau bức chân dung quen thuộc về kẻ khủng bố đáng sợ, đáng căm ghét kia là một con người, với một trí óc và tâm hồn giống chúng ta hơn là khác chúng ta ra sao.

Cửa sổ trên tháp đôi

Cửa Sổ Trên Tháp Đôi là câu chuyện cảm động về lòng yêu thương. 101 phút cuối cùng của tòa tháp đôi Trung tâm Thương Mại Thế giới – World Trade Center (WTC) đầy kinh hoàng, thảm khốc, nhưng lại là thời khắc để con người quay về với bản chất lương thiện vốn có của mình. Người ta trở nên can đảm, bảo bọc, chia sẻ lẫn nhau, không phân biệt màu gia, tôn giáo, quốc tịch hay đẳng cấp.

Ngày 11-9-2001, tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở nước Mỹ bị không tặc tấn công. Mười năm đã trôi qua, không ít tác phẩm điện ảnh, văn chương lấy sự kiện kinh hoàng này làm đề tài, và có lẽ câu chuyện này còn được nhắc đến nhiều năm về sau nữa. Riêng nhà văn người Pháp Frédéric Beigbeder gần như ngay lập tức đã có tiểu thuyết về vụ 11-9. Cửa sổ trên tháp đôi được viết và xuất bản tại Pháp năm 2003, đoạt giải thưởng Prix Interallié cùng năm đó.

Những cuốn sách hé lộ bí mật về những vụ khủng bố kinh hoàng

Để viết cuốn tiểu thuyết này, ngay sau khi tiếp nhận tin thời sự, Frédéric Beigbeder đón một chuyến bay từ Paris đến New York. Nhại theo một câu nói nổi tiếng của văn hào Flaubert: “Tôi lên đường để kiểm chứng những giấc mơ”, Beigbeder đến Mỹ để “xác nhận cơn ác mộng của mình”.

Nhưng cách viết của Beigbeder không phải là mô tả hiện thực, mà đặt ra những tình huống giả định (dựa trên những cứ liệu thật về vụ khủng bố) để khám phá tâm trạng của những con người trớ trêu tham dự màn kịch thảm họa dài khoảng 102 phút (đó cũng là thời gian thông thường của một bộ phim Hollywood).

Câu chuyện bắt đầu từ nhà hàng Windows on the world (Cửa sổ nhìn ra thế giới) nằm ở tầng 107 tòa nhà phía bắc. Một người đàn ông 43 tuổi dẫn hai con trai (đứa 7 tuổi, đứa 9 tuổi) đến ăn sáng nơi này.

Lúc 8g46, chiếc máy bay Boeing 767 của Hãng American Airlines lao vào khoảng giữa tầng 94 và 98 của tòa nhà phía bắc. Và thế là một cuộc tháo chạy diễn ra dưới những đám khói mịt mù. Phải tìm cách thoát khỏi cái nơi vốn tuyệt vời đó.

Nhưng cách nào? Với lối viết cố ý “dây dưa”, chuyện nọ xọ chuyện kia, chuyện nghiêm túc xen lẫn chuyện bỡn cợt, chuyện hiện tại lồng ghép chuyện quá vãng…, nếu người đọc tò mò muốn biết Frédéric Beigbeder sẽ bóc mẻ điều gì về vụ 11-9 thì có lẽ thất vọng.

Ở đây Beigbeder chủ yếu trình bày một cách nhìn riêng về vụ 11-9. Nhìn từ bên trong, với những giả định, giả định trong vị trí người trong cuộc, giả định trong vai trò là nhà văn (viết về vụ 11-9), Beigbeder đã thành công khi “lôi” được người đọc theo suốt cuộc chạy trốn khỏi tòa tháp đôi.

“Cái mà chúng ta không thể thay đổi thì ít nhất cũng phải lột tả nó” – đó là câu của đạo diễn người Đức Rainer Werner Fassbinder mà Beigbeder lấy làm đề từ trong cuốn 99F, một cuốn sách bán chạy của ông. Nhưng nếu như ở 99F Beigbeder lột tả sự thật trần trụi về ngành quảng cáo thì ở đây ông chủ yếu lột tả về tâm trạng con người trong thảm họa. Chính điều này đã phần nào làm cho Cửa sổ trên tháp đôi vượt thoát khỏi một cuốn tiểu thuyết giải trí thông thường.

Tôi là Malala

Những cuốn sách hé lộ bí mật về những vụ khủng bố kinh hoàng

Hành trình đấu tranh cho quyền được giáo dục của một cô gái đã thay đổi thế giới.

Câu chuyện có tác động mạnh của Malala sẽ mở ra trước mắt bạn một thế giới khác, sẽ làm bạn tin vào hi vọng, sự thật, phép màu cũng như khả năng rằng một người – một con người trẻ tuổi, có thể truyền cảm hứng, tạo ra thay đổi trong cộng đồng mình sống và xa hơn nữa.

Cuốn tự truyện ấn tượng và xúc động, về tinh thần nữ quyền mạnh mẽ, về cuộc đấu tranh cho quyền được giáo dục không ngừng nghỉ của một cô gái trẻ.

Malala – Biểu tượng hòa bình lay động trái tim của tất cả chúng ta.

Malala Yousafzai mới mười tuổi khi Taliban chiếm quyền kiểm soát vùng quê cô. Chúng nói âm nhạc là một tội lỗi. Chúng nói phụ nữ không được phép ra chợ. Chúng nói con gái không được đến trường.

Lớn lên ở một vùng đất từng có thời yên bình của Pakistan nay bị chủ nghĩa khủng bố làm thay đổi, Malala được dạy đứng lên đấu tranh vì những điều mình tin tưởng. Vậy nên cô đấu tranh cho quyền được học hành của mình. Và ngày 9 tháng 10 năm 2012, cô đã suýt mất mạng vì lí tưởng: Cô bị bắn ở cự li cực gần trên chuyến xe buýt từ trường về nhà.

Không ai nghĩ rằng cô sẽ sống sót.

Ngày nay cô là một biểu tượng quốc tế cho sự phản kháng một cách hòa bình và là người trẻ tuổi nhất từng đạt giải Nobel Hòa bình.

 

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương