Những ngày cuối đời của bệnh nhân Covid-19

Mặc dù bệnh nhân luôn được chăm sóc hết lòng nhưng các bác sĩ Mỹ đều cảm nhận chết vì COVID-19 là cái chết kinh khủng nhất họ từng chứng kiến.

Bác sĩ Todd Rice, chuyên gia về phổi và chăm sóc tích cực thuộc Trung tâm y khoa Đại học Vanderbilt (Mỹ), tâm sự với trang tin Vox, những ngày cuối đời của bệnh nhân Covid-19 chính là nỗi thống khổ không bút mực nào tả xiết.

"Phần lớn những gì tôi chứng kiến diễn ra sau tấm màn đóng kín, công chúng bình thường không ai thấy được cảnh này, thậm chí gia đình bệnh nhân thấy rất ít. Nhờ vậy phần lớn chúng ta thoát được việc phải chứng kiến thứ tồi tệ nhất của căn bệnh này" - bác sĩ Todd Rice nói.

Những ngày cuối đời của bệnh nhân Covid-19

Ban đầu, virus SARS-CoV-2 tấn công hai lá phổi khiến bệnh nhân càng lúc càng khó hấp thụ đủ oxy với mỗi hơi thở khiến cho nhiều người bệnh trở nên hoảng loạn.

"Hãy tưởng tượng bạn đang thở bằng một cái ống hút rất hẹp. Bạn có thể làm vậy trong 15-20 giây nhưng thử làm trong 2 giờ mà xem, rồi thậm chí nhiều ngày hoặc nhiều tuần" - bác sĩ Jess Mandel, chuyên gia phổi và chăm sóc tích cực thuộc Bệnh viện UC San Diego Health, giải thích.

Bác sĩ Kenneth Remy, bệnh nhân mắc COVID-19 noi rằng bệnh nhân cảm thấy phổi như đang bị lửa đốt, có người phổi bị tràn dịch nên có cảm giác như thở qua bùn và có người cảm thấy như đang bị bóp nghẹt... "Họ nói 'tôi chỉ muốn chết thôi vì cảm giác này kinh khủng quá'. Đó là thứ con virus này gây ra" - bác sĩ Remy kể.

Bác sĩ Todd Rice, Đại học Vanderbilt nói có nhiều người có cảm giác cận kề cái chết.

Bác sĩ Meilinh Thi, Trung tâm y khoa Đại học Nebraska, cũng chia sẻ cùng trải nghiệm: "Rất nhiều bệnh nhân, bất kể tuổi tác, cảm nhận được cái chết đang đến gần. Họ nói thẳng với tôi rằng họ có cảm giác sắp chết và một cách đáng sợ là những bệnh nhân đó cuối cùng đều qua đời".

Bác sĩ Kenneth Remy ước tính chia sẻ, khi một ai đó mắc COVID-19 nặng đến mức cần gắn máy thở, cơ hội sống sót của họ ở mức 40-60%.

"Một bệnh nhân trút nỗi lòng trước khi tôi đặt ống thở: (Ông) hãy cho mọi người biết đây là sự thật, phổi của tôi như bị lửa đốt, như bị ong chích, tôi không thở được. Làm ơn hãy nói để mọi người đeo khẩu trang... vì tôi không mong điều này xảy ra thậm chí với kẻ thù lớn nhất của mình".

Ở các bệnh viện Mỹ, nếu thể trạng bệnh nhân suy yếu chậm, bác sĩ có thể thu xếp để họ nói chuyện với gia đình trước khi đặt nội khí quản vì sau đó họ có thể bất tỉnh, hoặc không còn khả năng nói chuyện đến lúc chết. Tuy nhiên đa phần bệnh diễn biến nhanh và thời điểm này chỉ có bác sĩ cận kề họ. 

"Mặc dù có quy định cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân COVID-19, chúng tôi luôn cố gắng không để họ qua đời một mình. Với những người diễn biến quá nhanh, không đủ thời gian gọi gia đình, bác sĩ và y tá sẽ đứng vây quanh. Họ sẽ chết trong lúc được làm thủ thuật hồi sinh tim phổi, hoặc nếu không có lệnh, mọi người chỉ đứng nhìn.

Với những người còn thời gian, thành viên gia đình trong trang phục bảo vệ toàn thân (PPE) sẽ được vào thăm. Đến lúc này chúng tôi chỉ thực hiện các biện pháp giảm đau, thậm chí vậy, khi ống nội khí quản được rút ra, bệnh nhân thường thở gấp hoặc ho do cơ thể đấu tranh để hút oxy trước khi họ chết" - bác sĩ Meilinh Thi kể chi tiết.

Bác sĩ Remy nói: "Tôi không biết có căn bệnh nào khác tàn phá cơ thể và tâm trí con người kinh khủng như thế". 

Thanh Mai

Một số bệnh nhân Covid-19 nặng gặp biến chứng nguy hiểm trên mắt có thể gây mù lòa

Một số bệnh nhân Covid-19 nặng gặp biến chứng nguy hiểm trên mắt có thể gây mù lòa

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nặng xuất hiện các nốt sần tại điểm vàng. Các chuyên gia cảnh báo về khả năng gây thoái hóa điểm vàng, thậm chí mù mắt.