Phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức Đồng Nai trong nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự phát triển bền vững

Tính đến Hội Nữ trí thức (NTT) Đồng Nai có gần 700 hội viên là lực lượng có trình độ chuyên môn cao.

  Những thành tựu được ghi nhận

Các hội viên của Hội NTT tỉnh Đồng Nai rất tích cực, đam mê nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một số NTT đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến được ứng dụng mang lại hiệu quả tốt trong đời sống, trong công tác. Ngoài việc tham gia làm chủ nhiệm đề tài các cấp, ĐNNTT tỉnh Đồng Nai còn có hàng trăm các bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, tham luận hội nghị khoa học quốc tế và trong nước; các công trình sáng kiến sáng tạo. Những công trình đã nghiệm thu đạt kết quả tốt về mặt khoa học cũng như triển khai ứng dụng thực tế, đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, xã hội ghi nhận. Những công trình khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần tổng kết thực tiễn; phản bác các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần giữ gìn truyền thống bản sắc văn hóa của địa phương và dân tộc. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học liên ngành đã góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

TS.Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Hội Nữ trí thức tỉnh đại diện nhóm nghiên cứu phát biểu tại một hội thảo
TS.Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Hội Nữ trí thức tỉnh đại diện nhóm nghiên cứu phát biểu tại một hội thảo

Trong những năm vừa qua, đội ngũ NTT đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Theo đó, năm 2016 có 428/852 sáng kiến thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục, y tế… do nữ trí thức thực hiện, đạt tỷ lệ 50,2%; năm 2017 có 380/733 đạt tỷ lệ 51,8%; năm 2018 có 403/759 đạt ỷ lệ 53%; năm 2019 có 414/730 đạt tỷ lệ 56,7%; năm 2020 có 510/719 đạt tỷ lệ 70,9% [1]. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, giai đoạn 2010-2021 có 26/147 đề tài, dự án cấp tỉnh do nữ làm chủ nhiệm (tỷ lệ 17,6%) và 32/156 (tỷ lệ 20,5%) chủ nhiệm đề tài, dự án cấp cơ sở là nữ. Riêng năm 2021, trong tổng số 91 đề tài, sáng kiến của của đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viên Đồng Nai đã có tới 50 đề tài, sáng kiến do nữ làm chủ nhiệm .

Một số đề tài khoa học đã được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tiêu biểu có: đề tài khoa học cấp tỉnh "Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò NTT tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay" do NGƯT.TS Nguyễn Thị Thu Lan – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Tỉnh và TS. Vũ Thị Nghĩa - Phó HT trường Chính trị tỉnh đồng chủ nhiệm; Đề tài “Xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai” (Ths. Phạm Thị Hải); Đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT các cấp ở Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ CNH-HĐH” (Ths. Hoàng Thị Lài) và Đề tài “Ứng xử văn hóa của cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Đồng Nai” (Ths. Lê Thị Cát Hoa); Đề tài “Nghiên cứu chế tạo thuốc bảo vệ không độc hại (sản phẩm từ Công nghệ nano) có khả năng điều trị các loại bệnh do nấm, vi khuẩn trên cây cam, quýt” và “Phân lập, tuyển chọn một số vi khuẩn probiotic phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” của hộiviên Chi hội Nữ trí thức Trường đại học Lạc Hồng…

PGS-TS Huỳnh Bùi Linh Chi (người đứng) hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm
PGS-TS Huỳnh Bùi Linh Chi (người đứng) hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm

Có thể kể tên một số nữ trí thức có thành tích tiêu biểu trong nghiên cứu khoa học như: PGS, TS. Huỳnh Bùi Linh Chi - Trường Đại học Đồng Nai với 02 đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Tìm kiếm hoạt chất trong vài loại địa y Pamotrema, Roccella, Dendricosticta, Labaria có khả năng ức chế vài dòng tế bào ung thư; Khảo sát khóa học của các loài địa y Parmotrema dilatatum, Roccella montagnei, Usnea cenratina, Sticta wegielii và Parmontrema reticulatum nhằm tìm kiếm các hoạt chất mới có khả năng ức chế một số dòng enzyme xanthine oxidase, glucosidase và tyrosinase. 02 đề tài cấp trường: Tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư từ loài địa y Paramotrema praesorediosum (Nyl) Hale thu hái tại Đồng Nai và Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform địa y Usnea ceratina. Họ Parmeliaceae. Những nghiên cứu khoa học cơ bản về các loài thực vật, địa y của chị và các cộng sự đã được công bố trên các tạp chí quốc tế. Các kết quả nghiên cứu đó đã được áp dụng để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe con người. Ngoài ra,PGS.TS  Huỳnh Bùi Linh Chi còn thường xuyên hướng dẫn sinh viên tìm kiếm học bổng ở các nước phát triển để có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu.

Đó còn là trường hợp TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa, khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường, Đại học Lạc Hồng. Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa và kết quả của một số công trình nghiên cứu đó hiện đang được ứng dụng trong thực tiễn, như: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất cá viên”; “Nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp protease và amilase của nấm mốc Asp.Oryzae”; “Nghiên cứu xử lý nước thải bằng than xương”; “Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp tại Khu nội trú Trường Đại Lạc Hồng”; “Tách và tinh chế Collagen từ da cá Basa”; “Tách collagen từ da cá Basa bằng phương pháp hóa sinh”; “Tinh chế collagen từ da cá Tra (Pangasius Hypothlmus) để ứng dụng trong mỹ phẩm; “Nghiên cứu động học trích ly collagen từ da cá Tra (Pangasius Hypothlmus). Ngoài ra, TS. Lê Thị Thu Hương còn viết nhiều bài báo khoa học cho các tạp chí khoa học quốc tế, tạp chí khoa học quốc gia, các bài báo cáo tại hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế. Nhiều công trình khoa học của tiến sĩ Lê Thị Thu Hương đã được các công ty mỹ phẩm đặt hàng để ứng dụng đưa vào sản xuất.

Cũng như trường hợp Ths. Đoàn Thị Tuyết Lê - giảng viên trẻ của Trường Đại học Lạc Hồng đã tham gia làm chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học: 01 đề tài cấp tỉnh về “Phân lập, tuyển chọn một số vi khuẩn probiotic phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”. Ths. Đoàn Thị Tuyết Lê cũng đã nghiên cứu thành công đề tài “Phương pháp phân biệt các loại thịt heo, bò, gà, dê, cừu bằng kỹ thuật multiplex- PCR” và đạt giải nhất cuộc thi Tài năng trẻ Việt Nam (năm 2012). Để đưa các công trình nghiên cứu đến gần với cuộc sống, Ths. Đoàn Thị Tuyết Lê đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp nuôi cấy đông trùng hạ thảo để cung cấp cho nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm đông trùng hạ thảo do công ty của Ths. Tuyết Lê sản xuất dựa trên phương pháp hữu cơ nên chất lượng dinh dưỡng cao vừa bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Có thể thấy rằng, hiệnnay, đội ngũ NTT tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh cảvề số lượng và chất lượng so với các giai đoạn trước; họ không ngừng vươn lên khẳng định vị thế và vai trò của mình trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vốn dĩ là lĩnh vực cần sự khổ luyện và dấn thân. Số lượng đề tài, đề án có nữ trí thức tham gia làm chủ nhiệm và thành viên chính tăng lên mỗi năm, đóng góp khoảng 20% các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cơ quan, đơn vị, địa phương. Ngoài ra, nhiều nữ trí thức đã có các sáng kiến trong cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc.

Th.s Đoàn thị Tuyết lê (bìa phải) giảng viên bộ môn Công nghệ sinh học, KHoa học kỹ thuật hóa học và môi trường, chia sẻ với sinh viên cách trồng nấm Linh chi tại mô hình trồng nấm linh chi tại Trường đại học Lạc Hồng.
Th.s Đoàn thị Tuyết lê (bìa phải) giảng viên bộ môn Công nghệ sinh học, KHoa học kỹ thuật hóa học và môi trường, chia sẻ với sinh viên cách trồng nấm Linh chi tại mô hình trồng nấm linh chi tại Trường đại học Lạc Hồng.

Nữ trí thức của ngành giáo dục, ngành y tế…còn có một số đề tài nghiên cứu các cấp tham gia báo cáo tại các Hội nghị khoa học trong và ngoài nước, tạo nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra, Hội Nữ trí thức tỉnh còn kết nối với Hội Nữ trí thức của các tỉnh, thành khác để Hội viên nữ trí thức trong tỉnh được tham gia các hoạt động khoa học có uy tín trong nước và quốc tế.

Một số Hội viên Hội Nữ trí thức tỉnh đã tham gia Hội nghị Mạng lưới các nhà Khoa học và kỹ sư nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APNN) năm 2018 (tổ chức tại Việt Nam), năm 2020 (tổ chức tại Taiwan). Đây là hội nghị khoa học uy tín được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các nhà khoa học, kỹ sư nữ đến từ các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tại hội trại YWS (tổ chức trực tuyến tại Hàn Quốc) năm 2020, Đồng Nai có NGƯT. TS Nguyễn Thị Thu Lan tham gia tư vấn cho một số nữ khoa học trẻ, sinh viên nữ trong khu vực. Các hoạt động này đã góp phần tạo nên sự thành công, nâng cao được vị thế của Hội Nữ trí thức Việt Nam, của tỉnh nhà trong tổ chức mạng lưới các nhà Khoa học nữ tại khu vực và trên thế giới.

Những rào cn, thách thức của đội ngũ nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trong nghiên cứu khoa học

Rào cản lớn ảnh hưởng tới đội ngũ NTT khi phát triển sự nghiệp nói chung, tham gia công tác nghiên cứu khoa học nói riêng, chính là những tư tưởng, quan niệm từ phía gia đình, cộng đồng, xã hội. Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Tư tưởng này đồng nghĩa với việc coi nhiệm vụ chính của phụ nữ là ở trong gia đình, là người gắn liền với công việc nội trợ, chịu trách nhiệm chính về chăm sóc con cái, gia đình. Còn người chồng, người đàn ông là người lo sự nghiệp ở bên ngoài và nam giới trở thành người lãnh đạo là lẽ tự nhiên. Trong khi đó, việc nghiên cứu khoa học là hoạt động nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự dấn thân. Người làm nghiên cứu khoa học chịu nhiều vất vả, đặc biệt càng trở nên thách thức đối với phụ nữ, khi họ vừa gánh trên vai các trách nhiệm “làm mẹ, làm vợ” và vừa hoàn thành “việc nước” lại vừa “đảm việc nhà”. Ngoài ra, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” trong xã hội đã khiến nhiều người chưa coi trọng năng lực của người phụ nữ, nhất là phụ nữ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học. Điều này không chỉ hạn chế nữ giới tiếp cận giáo dục bậc cao, mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng nữ trí thức, kìm hãm sự thăng tiến, phát triển của người phụ nữ. Do vậy, những tư tưởng, quan niệm và niềm tin không đúng chỗ này, là những rào cản đối với đam mê, nhiệt huyết đi theo con đường nghiên cứu khoa học của nữ trí thức. Bởi lẽ, nếu không được sự thông cảm, sẻ chia và ủng hộ từ phía người chồng, gia đình, thậm chí là đồng nghiệp, cấp trên, thì bản thân người phụ nữ sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách để dành thời gian, công sức và tâm huyết cho công tác nghiên cứu khoa học.

Đại diện Hội Nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trao học bổng phụ nữ tài năng cho các thí sinh
Đại diện Hội Nữ trí thức tỉnh Đồng Nai trao học bổng phụ nữ tài năng cho các thí sinh

Thứ nữa là vấn đề về cơ chế, chính sách, quy định đối với cán bộ nữ hiện nay cũng gây khó khăn cho cán bộ khoa học nữ. Hiện nay địa phương chưa có quy định về việc tạo điều kiện ưu tiên cho nữ trí thức tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng chưa có cơ chế đặt hàng cho các nữ trí thức có năng lực nghiên cứu để thực hiện các đề tài khoa học, nhất là đề tài khoa học cấp tỉnh, cũng chưa có chính sách nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ nữ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học… Việc thực hiện thiên chức của người vợ, người mẹ trong gia đình, nên việc áp dụng chính sách chung cho cán bộ khoa học (cả nam và nữ) về bản chất là chưa bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, những yêu cầu về thủ tục trong thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài khoa học cấp tỉnh cũng đang là một rào cản lớn đối với nữ trí thức thi dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học. Những quy định trong xét tuyển, những yêu cầu về thủ tục thanh toán kinh phí đang còn quá nhiều những bất hợp lý. Để nữ trí thức tham gia đấu thầu và có thể thắng thầu một đề tài cấp tỉnh, họ phải mất quá nhiều công sức và thời gian nhưng khi đã thắng thầu và đi vào triển khai thực hiện đề tài họ còn phải đối diện với quá nhiều những khó khăn. Chính điều này đã khiến cho các nữ trí thức rất ngại tham gia thực hiện các đề tài. Đây là một thực tế mà hôm nay trên diễn đàn này, chúng tôi rất mong lãnh đạo các cơ quan có chức năng, thẩm quyền quan tâm để có những tháo gỡ kịp thời nhằm tạo động lực cho đội ngũ nữ trí thức cả nước tích cực, hăng hái tham gia nghiên cứu khoa học.

Mt s gii pháp nhm phát huy vai trò ca đội ngũ n t thc tnh Đng Nai trong nghiên cứu khoa học

Để tạo điều kiện cho đội ngũ NTT tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, được sống với đam mê và cống hiến, tích cực hội nhập quốc tế, Đồng Nai cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của nữ trí thức nói chung, nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học nói riêng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình. Cần đổi mới, đa dạng hóa về hình thức thể hiện và nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trên nhiều phương tiện, môi trường khác nhau, từng bước thay đổi quan niệm về việc thực hiện chức năng nuôi dạy con, chăm sóc gia đình không phải là việc riêng của người phụ nữ, người vợ mà đó là công việc chung của cả nam và nữ, của cả vợ và chồng.

Hai là, bên cạnh việc xây dựng chế độ đãi ngộ và tôn vinh các nhà khoa học nữ, Đồng Nai cần có chính sách cụ thể khuyến khích phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của ĐNNTT như tạo điều kiện cho họ thực hiện các dự án, đề tài khoa học các cấp; Có chế độ khuyến kích, động viên đối với các nữ trí thức trẻ có các công trình nghiên cứu, có sản phẩm khoa học hướng tới phát triển bền vững, bảo đảm sự hài hòa trong phát triển kinh tế, môi trường và xã hội. Ngoài ra, còn phải có chế độ cụ thể đối với những nữ trí thức có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học; Có các hình thức khen thưởng bằng vật chất và tinh thần thỏa đáng, kịp thời đối với những thành công của nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học. Ngoài giải thưởng theo quy định của Nhà nước, Đồng Nai cần có những giải thưởng riêng dành cho nữ trí thức có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.

Ba là, cần tăng cường giao các đề tài, dự án cho các nhà khoa học nữ để sử dụng tài năng của họ một cách tối đa. Bên cạnh đó cần tạo môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại, dân chủ để động viên, khích lệ nữ trí thức đam mê nghiên cứu khoa học.

Bốn là, về phía bản thân cán bộ nữ làm nghiên cứu khoa học, vẫn biết sự nghiệp nghiên cứu khoa học có nhiều thách thức, nhưng mỗi trí thức nữ vẫn cần giữ vững niềm tin, sự quyết tâm và niềm đam mê với sự nghiệp và con đường đã lựa chọn.

NGƯT. TS. Nguyễn Thị Thu Lan

Thành lập chi hội nữ trí thức viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội

Thành lập chi hội nữ trí thức viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội tại Lễ công bố quyết định Thành lập và công nhận Chi hội Nữ trí thức Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng.