Phụ nữ trên 35 thường “dị ứng” với những cách tân ngày Tết

Theo các nghiên cứu từ Buzzmetrics và thinkwithgoogle, phụ nữ trên 35 thường "dị ứng” với những cách tân ngày Tết, họ ghét các thông điệp đơn giản hóa Tết

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Đầu xuân năm mới, cùng cái Tết trong tâm khảm chúng ta và cái Tết diễn ra trên mạng xã hội khác nhau như thế nào nếu nhìn từ dữ liệu internet.

Tết của phụ nữ có gia đình độc đáo hơn ta tưởng 

Với một gia đình kiểu mẫu, nam giới là người phụ trách dòng tiền vào, nữ giới là người quản lý dòng tiền ra. Nói cách khác, phụ nữ thường sẽ chi tiền để mua sản phẩm. Đây thường là nhóm khách hàng tiềm năng của các thương hiệu vào Tết.

Ảnh minh họa: internet.
Ảnh minh họa: internet.

Không có một cái tết Nguyên đán chung cho tất cả. Phụ nữ ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống có những mối bận tâm khác nhau, và điều này có thể ảnh hưởng tới cách họ ăn Tết. 

Một ngày Tết của phụ nữ có gia đình trôi qua như thế nào - nhìn từ mạng xã hội?

Trong nhận thức một bộ phận phụ nữ trên 35, tết Nguyên đán của họ phải thật hoàn hảo - cầu kỳ - kỹ lưỡng, từ khâu chuẩn bị cho tới lúc hoàn tất. Họ “dị ứng” với những cách tân ngày Tết, họ ghét các thông điệp đơn giản hóa Tết, thay vào đó cố gắng gìn giữ các giá trị truyền thống. Ngoài ra, nhóm phụ nữ này hướng tới hình ảnh một người mẹ hiền vợ đảm, với chồng con là đối tượng quan tâm chính.

Tết Nguyên đán muôn màu hơn ta tưởng

Tết Bính Thân 2016, Đoàn Tụ là chủ đề được mọi người tham gia thảo luận nhiều nhất. Trong 3 năm liền, từ 2017 đến 2019, Đoàn Tụ không còn là chủ đề thống trị của ngày Tết. Người tiêu dùng đang chuyển đổi sang một mối quan tâm khác lớn hơn. Ngoài ra, lượng thảo luận về các chủ đề khác cũng rất đáng kể. 

 Đây sẽ là thách thức cho những marketers, vì phải bước ra khỏi vùng an toàn và tập làm quen với một cái Tết đã trở nên rất khác trong nếp nghĩ của thương hiệu. Đồng thời, đây là cơ hội để thương hiệu tạo ra các thông điệp mới nhằm kết nối khách hàng, thay vì chỉ loay hoay với thông điệp “Tết sum vầy, Tết đoàn viên”.

Phụ nữ trên 35 thường “dị ứng” với những cách tân ngày Tết

Trên thực tế, Đoàn Tụ cũng chưa phải là chủ đề hiệu quả duy nhất để chạy chiến dịch. Theo bảng xếp hạng BSI Top 10 Campaigns Tết Kỷ Hợi 2019 với thời gian nghiên cứu từ giữa tháng 12 năm 2018 đến giữa tháng 2 năm 2019, khoảng 90 chiến dịch chạy vào mùa Tết. Đã có các chiến dịch chiếm vị trí cao trên bảng xếp hạng mà không tập trung vào Đoàn Tụ Gia Đình.

Tết Ta hoành tráng hơn ta tưởng

Tưởng chừng ngày Tết đã được định hình và khó thay đổi theo thời gian vì đã xuất hiện từ rất lâu. Vậy mà, từ năm 2017 trở lại đây, Tết lại có tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó, chúng ta thử làm một phép so sánh nhỏ: Năm 2018, dân số Việt Nam vào khoảng 95 triệu và được dự đoán là sẽ đạt mốc 120 triệu vào năm 2050 (Nguồn tham khảo: World Bank).

Chỉ tính riêng Tết 2019, tổng số lượt tương tác của người dùng Việt Nam đã bỏ xa 120 triệu. Phải chăng, những con số này đang muốn nói: Nếu xét về thời gian tồn tại thì Tết sẽ “già”, nhưng xét về tiềm năng thảo luận, Tết bao giờ cũng trẻ trung và đủ sức thu hút nhiều người dùng hơn nữa. 

Các chủ đề thảo luận vào ngày Tết trên Buzzmetrics.
Các chủ đề thảo luận vào ngày Tết trên Buzzmetrics.

Mồng 1 Tết thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 2 của năm Dương Lịch. Do đó, hai tháng này thường được xem là khoảng thời gian “có Tết”. Mặt khác, các tháng còn lại được xem là khoảng thời gian “không Tết”. Tuy nhiên, nghiên cứu của Buzzmetrics cho thấy: “Không tháng nào là tháng không Tết. Với người tiêu dùng, ngày bình thường cũng có thể là ngày Tết”. Lượng thảo luận trung bình từ tháng 3 đến tháng 12 vượt mốc 1 triệu, cao hơn những dịp đặc biệt khác trong năm. 

5 điều người ta hay làm trongTết 

Xem bói đầu năm, tất nhiên rồi, nhưng họ chỉ xem bói nhiều nhất vào đầu xuân, khi công việc đã đỡ bận rộn và trong túi lấp lánh tiền.

Những lời chúc Tết mẫu được tìm kiếm nhiều nhất vào ngày 30 Tết trở đi, kéo dài vài ngày, hóa ra chúng ta không chỉ thích làm văn mẫu mà còn thích chúc Tết theo công thức.

Năm mới phải nghe nhạc xuân, nhạc Tết… nhưng rõ ràng không nhạc nền karaoke sẽ là phương pháp tra tấn âm thanh của mọi năm.

Kết quả tìm kiếm bài hát, hóa ra Tết mới là dịp để người ta nghe bài hát mới, ra Giêng chẳng ai thích nghe nhạc nữa.

Hài thì sao, hài Tết luôn là điều người ta tìm kiếm sau một năm làm như đùa.

(Tổng hợp từ các nghiên cứu của Buzzmetrics và thinkwithgoogle)

PNM

Năm Chuột nói chuyện ông Tý

Năm Chuột nói chuyện ông Tý

Sinh thời, mỗi dịp trước Tết Ta, GS Trần Quốc Vượng thường hay có bài viết về những con vật đại diện của năm Lịch Trăng.