Các TCTD huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn vốn từ dân cư, tổ chức và các định chế tài chính (bao gồm TCTD khác) và thực hiện quản lý vốn tập trung, không tách riêng nguồn hình thành vốn khi sử dụng. Vì vậy, TCTD không có căn cứ để xác định nguồn vốn sử dụng để mua TPDN được hình thành từ nguồn nào.
Dự thảo Thông tư quy định TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu để góp vốn mua cổ phần là hoạt động phổ biến của nhiều doanh nghiệp, pháp luật không cấm. Việc thông tư quy định cấm là không phù hợp. Trước ý kiến trên, đại diện NHNN thừa nhận việc đưa ra các quy định này có thể gây khó hơn cho các TCTD. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với hoạt động mua bán trái phiếu của các ngân hàng khi cho rằng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng là rất lớn.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán, Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường TPDN.
Trong công văn trên của Bộ Tài chính nêu rõ, thời gian qua, TPDN đã trở thành một kênh huy động vốn lớn và quan trọng trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành TPDN riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đầu mối trên tập trung xây dựng các biện pháp thanh tra, giám sát, thắt chặt việc phát hành TPDN riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo và uy tín của doanh nghiệp phát hành thấp nhằm hướng tới thị trường minh bạch, an toàn và hạn chế rủi ro. Cùng thời điểm, một số ngân hàng cũng có ý kiến gửi về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan đến dự thảo có hướng siết lại quy định rót vốn vào lĩnh vực này của các nhà băng. Cụ thể, trong Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 22/2016 quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD) mua TPDN, các TCTD không được vay vốn của tổ chức tín dụng khác để mua TPDN.
TCTD cũng chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính thời điểm gần nhất đã được kiểm toán tại thời điểm mua, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, TCTD chỉ được mua, bán TPDN khi đáp ứng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật. TCTD cũng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu TCTD mua và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm quyết định phê duyệt mua.
Bên cạnh đó, TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; không được mua TPDN phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Ngoài ra, dự thảo cũng có thêm một số quy định khác nhằm quy định rõ các trường hợp các TCTD không được mua TPDN, hạn chế tình trạng lách chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Các TCTD phải xây dựng quy định nội bộ về mua bán TPDN phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình.
Tính trong nửa đầu năm, các ngân hàng thương mại đã chi 44.400 tỷ đồng để mua vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), theo số liệu của SSI Research. Phần lớn trong đó là trái phiếu của các công ty bất động sản và các ngân hàng khác. Cũng trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu các nhà băng đã phát hành là 68.200 tỷ đồng, chiếm 32,7% tổng lượng phát hành của toàn thị trường. Việc các nhà quản lý đang báo động rủi ro từ thị trường này và đang có động thái siết các quy định khiến các ngân hàng tỏ ra lo ngại.
Nhật Hạ