Sôi động cùng Hội “vật cầu” Thúy Lĩnh

Chiều 30-1 (tức mùng 6 Tết Canh Tý), hai trận bán kết và trận chung kết Lễ hội “vật cầu” làng Thuý Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) đã diễn ra hào hứng, quyết liệt mang lại nhiều cảm xúc cho cộng đồng và du khách.

“Vật cầu” là lễ hội độc đáo được dân làng Thúy Lĩnh tổ chức hàng năm để nhớ công đức Linh Lang đại vương - tương truyền hiện thân vào Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, đã dùng môn này để rèn luyện sức mạnh và mưu trí cho binh sĩ và nhân dân phòng - chống giặc ngoại xâm.

Hội “vật cầu” khai mạc ngày mùng 4 Tết, ngày mùng 5 đấu loại để chọn ra những đội vào chung kết ngày mùng 6. Mỗi xóm (xưa, nay đã là tổ dân phố), lập đội “vật cầu” của mình gồm những thanh niên khỏe mạnh, có “lãnh đội” lo việc tổ chức và chiến thuật để tranh tài với các đội của các tổ dân phố khác.

Những quả cầu được kính cẩn đặt trước sự chứng giám của thánh thần trước khi thi đấu. Quả cầu lớn làm bằng gỗ mít, nặng tới 18kg, dành cho những trận đấu chính thức của lứa tuổi thanh niên. Những quả nhỏ và nhẹ hơn hơn dành cho lứa tuổi thiếu niên.
Những quả cầu được kính cẩn đặt trước sự chứng giám của thánh thần trước khi thi đấu. Quả cầu lớn làm bằng gỗ mít, nặng tới 18kg, dành cho những trận đấu chính thức của lứa tuổi thanh niên. Những quả nhỏ và nhẹ hơn hơn dành cho lứa tuổi thiếu niên.
Các bậc cao niên được mời xem vật cầu ở vị trí trang trọng
Các bậc cao niên được mời xem vật cầu ở vị trí trang trọng
Trọng tài mang cầu ra sân đấu
Trọng tài mang cầu ra sân đấu

Tham gia mỗi trận đấu “vật cầu” gồm bốn đội. Sân đình trở thành sân đấu, bốn góc đào hố để bốn đội, mỗi đội hai người, tìm mọi cách đưa quả cầu từ hố ở giữa sân về được hố của mình để giành điểm. Mỗi trận đấu gồm hai hiệp - hiệp 1 kéo dài 35 phút, nghỉ 15 phút rồi tiếp tục hiệp 2 kéo dài 15 phút. Cầu ra ngoài đường biên sẽ được đặt lại vào hố giữa sân để tranh cướp lại. Một “ván” đấu kết thúc khi có một đội đưa được cầu về hố của mình và lúc đó các đội có thể thay người để tiếp tục đấu.

Đưa được cầu về hố không hề đơn giản mà cần kết hợp sức mạnh, sự khéo léo cũng như tinh thần đồng đội, phối hợp tốt, cản phá, bọc lót cho nhau trong sự tranh chấp quyết liệt của ba đội còn lại.

Trận đấu quyết liệt ngay sau tiếng còi khai cuộc.
Trận đấu quyết liệt ngay sau tiếng còi khai cuộc.
Tranh chấp quyết liệt cả khi cầu nằm dưới đất.
Tranh chấp quyết liệt cả khi cầu nằm dưới đất.
Mỗi người giành được cầu đều bị người của ba đội còn lại lao vào “vật” để giành lại. Tuy nhiên, luật quy định chỉ được “vật” cầu, không được “vật” người.
Mỗi người giành được cầu đều bị người của ba đội còn lại lao vào “vật” để giành lại. Tuy nhiên, luật quy định chỉ được “vật” cầu, không được “vật” người.
Một pha khéo léo “phá vây” thành công.
Một pha khéo léo “phá vây” thành công.
… và bứt tốc
… và bứt tốc
… rồi ghi điểm ngoạn mục.
… rồi ghi điểm ngoạn mục.
Đội nào đưa được cầu về hố của mình sẽ được nhận một thẻ điểm của Ban trọng tài. Chung cuộc, đội nào có nhiều thẻ điểm hơn sẽ giành phần thắng.
Đội nào đưa được cầu về hố của mình sẽ được nhận một thẻ điểm của Ban trọng tài. Chung cuộc, đội nào có nhiều thẻ điểm hơn sẽ giành phần thắng.
Hội vật cầu Thúy Lĩnh là điểm hẹn yêu thích của nhiều tay “săn khoảnh khắc”.
Hội vật cầu Thúy Lĩnh là điểm hẹn yêu thích của nhiều tay “săn khoảnh khắc”.
Trận đấu diễn ra trong tiếng trống giục giã và sự cổ vũ huyên náo của đám đông.
Trận đấu diễn ra trong tiếng trống giục giã và sự cổ vũ huyên náo của đám đông.
Chân dung đội đai tím vô địch năm nay.
Chân dung đội đai tím vô địch năm nay.

Hội vật cầu Thúy Lĩnh sôi động, đầy khí thế nhưng rất vui tươi, lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương và tăng thêm tình cảm cộng đồng. Trong những ngày đầu xuân mới, đây là một trong những lễ hội hấp dẫn nhất vùng ven Hà Nội.

Ngô Vương Anh

Đồ cúng Mùng 1 Tết cho người đi lễ tại chùa gồm những gì?

Đồ cúng Mùng 1 Tết cho người đi lễ tại chùa gồm những gì?

Mùng 1 đầu năm, người Việt thường sắp đồ cúng tại gia hoặc đi lễ chùa, vậy sắp đồ cúng như thế nào cho đúng với văn hóa tâm linh?