Sức sáng tạo và tình yêu của phụ nữ Việt đối với nghề nhuộm dệt truyền thống

Cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam và làng nghề” góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, vẻ đẹp của các làng nghề Việt tới bạn bè quốc tế.

Với mục đích tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong lao động, đưa những hình ảnh đẹp tại các làng nghề truyền thống đến với bạn bè quốc tế, đồng thời lan tỏa những giá trị bền vững, giá trị bản sắc dân tộc mà các sản phẩm dệt thổ cẩm đến với mọi người, trong tháng 6/2021 Empower Women Asia đã tổ chức cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam và làng nghề - Vietnamese women and their crafts”.

cuộc thi phụ nữ Việt Nam và làng nghề
cuộc thi phụ nữ Việt Nam và làng nghề

Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi dự án Empower Women Asia được thành lập tháng 5 năm 2019, dưới sự bảo trợ của của tổ chức phi chính phủ KIBV - Keep It Beautiful Vietnam. Mục đích của dự án là hỗ trợ các chị em phụ nữ dân tộc thiểu số tại các làng nghề dệt Việt Nam nâng cao kĩ năng, nhận thức và sự hiểu biết trong quá trình sản xuất sản phẩm vải bền vững, để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và cơ hội tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, dự án cũng mong muốn lan tỏa những giá trị bền vững, giá trị bản sắc dân tộc mà các sản phẩm dệt thổ cẩm đến với mọi người.

Với đề bài: “Hãy biến tình yêu quê hương và niềm tự hào về dân tộc, về các giá trị văn hoá truyền thống của bạn trở thành một câu chuyện để chia sẻ với các bạn bè trong và ngoài nước; suy nghĩ, cảm nhận của bạn về chủ đề " Phụ nữ làng nghề truyền thống Việt Nam trong tôi là…”, sau 2 tuần chính thức nhận đơn đăng ký và bài dự thi, cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam và làng nghề” đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ mang trong mình tình yêu đối với những hình ảnh, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sức sáng tạo và tình yêu của phụ nữ Việt đối với nghề nhuộm dệt truyền thống

Đó là hành trình vào rừng kiếm tìm các vỏ cây, lá cây có thể tạo ra màu nhuộm như: cỏ ngọt cho ra màu xanh nhạt; hoa hoè và hoa hiên cho ra màu đỏ hoặc hồng nhạt như cánh kiến; lõi cây mít cho ra màu vàng của các nghệ nhân tại Mai Châu Hoà Bình. Hay là những bàn tay xanh xám màu chàm sau công đoạn nhuộm thủ công. Bằng sức sáng tạo và tình yêu đối với nhuộm dệt truyền thống, mỗi sản phẩm khi ra đời lại mang một màu sắc riêng, độc nhất vô nhị. Thậm chí, để tận dụng các mảnh vải thừa, nghệ nhân sẽ áp dụng kĩ thuật chần vải quilting - được ví như “môn nghệ thuật” về vải, cũng là cách thể hiện quan điểm, khiếu thẩm mỹ và sự sáng tạo của họ…

THỂ LỆ CUỘC THI

Cách thức dự thi: Thí sinh đăng ký tham gia với tư cách cá nhân hoặc nhóm (tối đa 4 người) và nộp bài dự thi qua đơn đăng ký Ban tổ chức công bố qua các kênh truyền thông.

Nhấp vào đây để đăng ký tham dự cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam và làng nghề - Vietnamese women and their crafts”

Hình thức thể hiện: Video có độ dài 3-5 phút hoặc bài dự thi dưới dạng ảnh, bộ ảnh (Bài dự thi theo hình thức ảnh cần có nội dung mô tả kèm theo).

 Thể loại: Tự do (vlog, phóng sự, video phỏng vấn, đóng phim ngắn, kịch, video kể chuyện, ảnh, bộ ảnh …).

Thí sinh có thể lựa chọn làm video bằng hai cách: Tìm đến các làng nghề đề ghi hình tư liệu thực tế và dựng video; hoặc sử dụng video có sẵn để dựng video.

 Thời gian:

01/06 - 02/07: Thí sinh tham dự nộp sản phẩm vào đường link https://bit.ly/Dang-ki-tham-gia-cuoc-thi-EWA

Lộ trình

20/06 - 23/06: Video/ ảnh/ bộ ảnh lọt top 15 được đăng tải lên fanpage của EWA để chấm điểm truyền thông;

25/06: Công bố kết quả và trao giải cho các thí sinh.

Tiêu chí chấm điểm: Điểm nội dung (60%) + điểm hình thức, kỹ thuật (25%) + điểm truyền thông (15%)

 Cơ cấu giải thưởng:

01 giải Nhất

01 giải Nhì

02 giải Ba

01 giải Truyền thông.

Ban giám khảo
Ban giám khảo

Trước đó, Empower Women Asia đã triển khai các chương trình và hoạt động ý nghĩa như hoạt động gây quỹ “Chắp cánh những giấc mơ bên khung cửi ” trực tiếp tới các chị em nghèo và khuyết tật dân tộc thiểu số tại Xã Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình dưới hình thức trao tặng hiện kim và trang bị một số dụng cụ phục vụ cho sản xuất, bên cạnh đó mở các lớp dạy học nâng cao tay nghề theo tiêu chuẩn sản xuất bền vững.

Diệu Thuần (t/h)

Người phụ nữ chuyên tìm đến bụi bẩn, ô nhiễm các làng nghề

Người phụ nữ chuyên tìm đến bụi bẩn, ô nhiễm các làng nghề

GS.TS - NGND Đặng Thị Kim Chi người tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề môi trường tại các làng nghề của Việt Nam.