Forbes: Ngành dệt may Việt Nam 'vượt qua' COVID-19 nhờ khẩu trang

Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) từ các nhà sản xuất ở Việt Nam.

Những đơn đặt hàng đến từ khắp nơi trên thế giới đã thúc đẩy ngành công nghiệp may mặc quan trọng của Việt Nam khiến nhiều nhà sản xuất phải dời các cơ sở của họ để sản xuất PPE, theo Forbes.

Forbes dẫn số liệu từ Bộ Công Thương cho biết cả nước có hơn 6.000 nhà máy dệt may và số lao động của ngành này vào năm 2020 là khoảng 3 triệu người.

Việt Nam ban đầu đã hạn chế xuất khẩu các mặc hàng như khẩu trang, để đảm bảo có đủ nguồn cung trong nướcnhằm giúp chống lại COVID-19.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 12/2020, khi các hạn chế được dỡ bỏ vào tháng 3 năm ngoái, các nhà sản xuất của Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,2 tỷ khẩu trang sang Bắc Mỹ, châu Âu và các nước châu Á. 

960x0.jpg
Lucrecia Marin, nhân viên kỹ thuật may mặc của Van Laack cắt vải để sản xuất khẩu trang tại nhà máy Van Laack trong cuộc khủng hoảng do COVID-19 vào ngày 8/5/2020 tại Đức. Ảnh: Getty

Khi đại dịch lây lan và tiêu thụ toàn cầu chậm lại, ngành may mặc của Việt Nam chứng kiến ​​lượng đơn đặt hàng giảm mạnh.

Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã sụt giảm trong năm 2020. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm qua, ngành này ghi nhận tăng trưởng âm.

Công ty Vietnam Goods and Export (VGE) là một trong những công ty chuyển từ sản xuất hàng may mặc sang sản xuất khẩu trang vải. Anh Trần, người sáng lập của VGE cho biết, từ đầu năm 2020, ông đã quyết định chuyển sang sản xuất khẩu trang khi thấy nhu cầu đối với sản phẩm này tăng mạnh.

Ông nói, “Mặc dù vaccine hiện đã được triển khai, nhưng Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh vẫn khuyến nghị mọi người đeo khẩu trang vì vẫn còn nhiều người có nguy cơ bị ảnh hưởng."

Theo ông “Nếu vắc xin có hiệu quả, nhu cầu đối với khẩu trang sẽ đi xuống vào gần cuối năm 2021. Tuy nhiên, từ giờ đến lúc đó, đây vẫn là ngành công nghiệp "khổng lồ". chỉ bùng nổ trong một sớm một chiều. Ngay từ đầu, thì trường khẩu trang đã trở nên cấp bách về nhu cầu trên toàn cầu."

Ông Anh nói rằng, Việt Nam luôn đi đầu về sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm công nghệ thấp như đồ bảo hộ cá nhân (khẩu trang, áo choàng, nước rửa tay, khăn lau…). "Việt Nam chắc chắn trở thành ngôi sao sáng trong ngành thương mại PPE toàn cầu trong năm 2020, bởi trước đó, hầu hết các sản phẩm PPE đều được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Mỹ."

Bộ Công Thương Việt Nam lạc quan về khả năng sản xuất các sản phẩm PPE, đặc biệt là trong phân khúc khẩu trang vải kháng khuẩn.

Trả lời phỏng vấn của TTXVN, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải cho rằng Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nước sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.

Thực tế, vải kháng khuẩn hiện đã được sản xuất trong nước và năng lực sản xuất có thể được tăng lên đáng kể. “Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về khẩu trang vải và khuyến khích họ chuyển sang sử dụng khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế”, ông Hải nói.

Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực sản xuất PPE đã giúp thúc đẩy các bộ phận của nền kinh tế, nhưng nhu cầu lớn trên toàn cầu cũng tạo ra những thách thức riêng về năng lực sản xuất.

Giám đốc điều hành của hãng NKC Holdings - ông Sonny Subedi cho biết khi các nước đóng cửa biên giới, ông đã quyết định ở lại Việt Nam.

Ban đầu ông cũng chuyển sang sản xuất PPE và nhập khẩu khẩu trang N95 về bán tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam đã kiểm soát hiệu quả sự lây lan của COVID-19 nên nguồn khẩu trang tại các nhà máy của ông trở nên dư thừa, do đó, và ông bắt đầu bán cho những nhà buôn quốc tế.

Ông nói: “Do cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc và do chất lượng hàng hóa kém hơn mong muốn nên có rất nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam, tuy nhiên năng lực sản xuất trong nước vẫn chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm.

NGỌC CHÂU