Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán và đây cũng là thời điểm nhu cầu tụ họp của người dân tăng cao. Cũng vì thế mà các nhà hàng, quán ăn, cà phê,… cũng hoạt động kinh doanh xuyên Tết. để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, vào những ngày Tết như vậy, nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ phụ thu thêm 10 - 30%, phí dịch vụ để bù cho chi phí trả lương nhân viên và nhiều yếu tố khác.
Với nhiều người thì câu chuyện này có thể chấp nhận được mức tăng vừa phải. Nhưng nhiều cơ sở kinh doanh áp dụng mức tăng thậm chí lên đến 50% đã gây ra nhiều trang cãi.
Vậy trong những trường hợp như vậy, việc thu phí dịch vụ này có vi phạm pháp luật?
Tại các TP lớn như Hà Nội, TPHCM, các dịch vụ ăn uống, giải trí,... ngày Tết vẫn diễn ra nhộn nhịp tuy nhiên vì nhiều yếu tố nên các cơ sở này sẽ thu thêm phụ phí vào những ngày này. Ảnh minh họa. |
Phụ thu là gì?
Phụ thu là một khoản được tính thêm vào giá gốc của một sản phẩm, dịch vụ. Phụ thu được áp dụng để đảm bảo rằng các chi phí hoặc yêu cầu đặc biệt không được bao gồm trong giá gốc, người mua hoặc sử dụng dịch vụ cần trả thêm tiền cho những yếu tố này.
Trong dịp Tết, nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống của người dân tăng cao. Điều này dẫn đến việc các nhà hàng, quán ăn phải tăng cường nhân lực, nguyên vật liệu, và chi phí vận hành. Để bù đắp phần chi phí tăng lên, các nhà hàng, quán ăn thường áp dụng phụ phí.
Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống thu đến 50% phụ phí vào dịp Tết. |
Có được phụ thu phí dịch vụ dịp Tết?
Việc thu phí dịch vụ hay "chặt chém" giá cả người dân dịp Tết vốn chẳng phải là câu chuyện xa lạ, từ tiền giữ xe đến chai nước bán mang đi... Tuy nhiên tăng giá bao nhiêu, thu thêm bao nhiêu là chuyện khách hàng cần được biết trước khi sử dụng dịch vụ. Trong trường hợp việc tăng giá, phụ thu không được niêm yết cụ thể thì có thể xem là hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.
Nhiều cơ sở kinh doanh không tăng giá cũng như phụ thu đã ghi điểm trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi không có thông báo cụ thể, rõ ràng cho khách. Ảnh minh họa |
Theo quy định trên thì các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vào dịp Tết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu không thực hiện niêm yết giá tại địa điểm niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Mức phạt sẽ tăng tới 5.000.000 đồng nếu có hành vi bán với giá cao hơn so với mức giá được niêm yết, tối đa lên đến 30.000.000 đồng khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc Danh mục có điều kiện.
Khi vi phạm thì ngoài việc bị phạt tiền, cơ sở kinh doanh vi phạm cũng buộc phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn mức giá đã niêm yết.
Ngoài ra, Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định mức phạt khi có hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền là từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được tính phụ thu là 50.000.000 đồng.
Hiện nay, để xử lý việc phụ thu phí dịch vụ hay tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong ngày Tết không hề đơn giản bởi không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng đăng ký, thông báo giá niêm yết cho các cơ quan chức năng.
Giới trẻ giật mình khi "sống ảo" ở quán cà phê: Check-in 1 giờ thu phí cả triệu, không được sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp?
Cấm khách thay đồ, trang điểm, dùng các thiết bị chụp ảnh chuyên nghiệp, nhiều quán cà phê khiến hội mê sống ảo hoang mang, liệu sự thật có phải như vậy?