Tháng nào cũng mua 1 chỉ vàng, mỗi ngày chỉ ăn 60k để tiền mua xe máy và giúp bố mẹ lo việc nhà!

Cách chi tiêu, tiết kiệm của 2 bạn trẻ này quả thực quá đáng nể!

Sinh viên chưa ra trường hoặc mới tốt nghiệp, đi làm chưa lâu, thu nhập thường không quá cao, nên đôi khi muốn tiết kiệm cũng không được. Đây là suy nghĩ của của không ít người, cũng là lý do để trì hoãn việc chắt chiu, dành dụm. 

Tuy nhiên, câu chuyện của 2 bạn trẻ dưới đây - Một người là sinh viên năm cuối, một người mới đi làm được 1 năm, sẽ cho chúng ta một góc nhìn khác.

Người tiết kiệm 1 nửa thu nhập, người đặt mục tiêu mỗi tháng mua ít nhất 1 chỉ vàng

Đây là chia sẻ của một chàng trai mới đi làm được 1 năm. Với mức thu nhập 8 triệu/tháng, cách chi tiêu, tiết kiệm của cậu bạn khiến nhiều người phải ngợi khen, vì tất cả đều quá chu toàn, không thiếu khoản nào.

Các khoản chi cơ bản, cố định của cậu bạn trong 1 tháng
Các khoản chi cơ bản, cố định của cậu bạn trong 1 tháng

Chia sẻ cách chi tiêu của bản thân, cậu bạn cho biết hiện tại bản thân gần như không có tiền tiết kiệm. Dẫu vậy, trước đây, cậu bạn này cũng đã tự mua được 1 chiếc xe máy và tiết kiệm được “mấy chục triệu” để giúp bố mẹ lo việc gia đình.

Tháng nào cũng mua 1 chỉ vàng, mỗi ngày chỉ ăn 60k để tiền mua xe máy và giúp bố mẹ lo việc nhà!

Hoặc như câu chuyện của cô bạn đang là sinh viên năm cuối này, dù chưa tốt nghiệp đại học, nhưng mỗi tháng đã kiếm được 15-22 triệu nhờ chăm chỉ livestream bán hàng. Chưa kết, cô còn đặt mục tiêu mỗi tháng phải mua được 1-1,5 chỉ vàng. Đúng là không nể không được!

Tháng nào cũng mua 1 chỉ vàng, mỗi ngày chỉ ăn 60k để tiền mua xe máy và giúp bố mẹ lo việc nhà!

Vậy mới thấy, không phải ai còn trẻ cũng tiêu hoang, hoặc không biết tiết kiệm. Và hơn hết, câu nói “lương thấp nên chưa tiết kiệm được”, rõ ràng, chỉ là một lời ngụy biện mà thôi!

Học được gì từ chia sẻ của 2 bạn trẻ này?

1 - Không đợi lương cao rồi mới tiết kiệm, tích sản

Lương 8 triệu hay 15-22 triệu đều chưa hẳn là mức thu nhập quá cao, đặc biệt là với những người đang sống ở các thành phố lớn. Vậy mà 2 bạn trẻ phía trên vẫn tiết kiệm được tiền, còn mua được vàng, giúp bố mẹ lo được công việc trong gia đình.

Điều làm nên sự khác biệt ở đây thực ra không có gì cao siêu, khó hiểu: Người biết tích tiểu thành đại không bao giờ ỷ lại vào hai từ “lương cao”. Và ranh giới giữa “Đợi lương cao rồi tiết kiệm” và “Không bao giờ tiết kiệm” thực ra rất mong manh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.

Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Thế nên, dẹp ngay cái suy nghĩ “đợi lương cao rồi tiết kiệm” đi! Lương chưa cao thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm rồi sau đó mới bàn tới con số.

Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên “tiêu bù” và chẳng thèm tiết kiệm nữa.

2 - Không đợi dư dả rồi mới gửi tiền về cho mẹ

Mỗi tháng, cậu bạn trong cậu chuyện phía trên đều trích 500k gửi về cho mẹ. Nhiều người có thể nghĩ rằng 500k chẳng đáng là bao, nên thôi chẳng gửi nữa; hoặc lại tiếp tục lăn vào đường mòn của sự chờ đợi: “Đợi lương cao rồi báo hiếu một thể”.

500k không phải số tiền quá lớn, nhưng hẳn bố mẹ cũng sẽ vui lắm khi thấy con cái biết nghĩ cho mình. Mục đích của việc “gửi tiền về cho mẹ” thực ra chưa bao giờ chỉ gói gọn trong vấn đề tài chính, mà còn là 1 cách để chúng ta cho bố mẹ thấy rằng mình đã lớn, đã phần nào trưởng thành hơn xưa rồi.

3 - Quản lý chi tiêu chặt chẽ, không thừa, không thiếu khoản nào

Nhìn lại một lượt các khoản chi của cậu bạn lương 8 triệu, có thể thấy gần như không có đầu mục nào bị bỏ qua: Tiền ăn, tiền dự phòng, tiền để dành bảo dưỡng xe, tiền ăn vặt cho bản thân, tiền cho mẹ, tiền đi chơi với bạn gái.

Với một nam thanh niên ngoài 20 tuổi, mới tốt nghiệp đại học, biết lên kế hoạch chi tiêu chi tiết tới từng đầu mục như vậy, rõ ràng là đáng khen và cũng rất đáng học hỏi.

Giờ thì thử nhìn lại nhu cầu cơ bản của chính mình mỗi tháng xem sao, liệu bạn có liệt kê được những khoản chi cơ bản, cố định kèm theo ngân sách cụ thể như cậu bạn này không? Nếu không, bắt đầu ngay đi chứ còn đợi gì nữa?

Ngọc Linh

Đi học tiết kiệm được 150 triệu nhưng mất sạch, ôm một đống nợ vì sai lầm nhiều người trẻ mắc phải!

Đi học tiết kiệm được 150 triệu nhưng mất sạch, ôm một đống nợ vì sai lầm nhiều người trẻ mắc phải!

4 năm sinh viên cố gắng lắm mới tiết kiệm được 150 triệu, vậy mà…