Muốn quản lý chi tiêu, tiết kiệm, điều căn bản nhất là cần biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra hàng tháng. Rõ ràng, đây là điều hiển nhiên và phần lớn mọi người thường mặc định rằng ai cũng biết cả.
Tuy nhiên, thực tế luôn có những trường hợp ngoại lệ.
Chẳng biết thu nhập của gia đình là bao nhiêu, chỉ nhớ mỗi tháng chồng kiếm "sương sương" tầm 1 tỷ
Mới đây, trong một cộng động chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô vợ khiến nhiều người bất ngờ kèm theo đôi chút nể phục.
Nguyên văn chia sẻ của cô vợ: Không rõ một tháng thu nhập của gia đình là bao nhiêu, chỉ biết đợt dịch Covid-19 thì chồng kiếm được 1 tỷ/tháng. Ngoài ra, cô còn cho biết 2 vợ chồng lấy nhau với “2 bàn tay trắng”, giờ đã có nhà, có xe cùng 4-5 mảnh đất |
Cô vợ cũng cho biết bản thân không có thói quen ghi chép lại chi tiêu. Các khoản chi được liệt kê trong ảnh cũng là áng chừng, thực tế có thể còn nhiều khoản khác và con số tổng chi cao hơn 80 triệu |
Tình hình tài chính của gia đình 6 người (2 vợ chồng, 4 con) này có thể tóm tắt như sau: Thu nhập cao, chi tiêu tối thiểu 80 triệu/tháng. Tài sản hiện có gồm 1 căn chung cư 135m2, 1 ô tô và 4-5 mảnh đất.
Dù thừa nhận chẳng biết gì về tình hình thu chi của gia đình, nhưng trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người vẫn không thể không dành lời khen cho cô vợ này. Vì rõ ràng so với mức thu nhập, thì mức chi tiêu như hiện tại là ít. Chưa kể, ngoài các chi phí cho con, cô vợ cũng không chi tiêu quá nhiều cho bản thân.
“Thấy toàn các khoản cơ bản, ba mẹ cũng không vì bản thân nhiều, tập trung cho các bạn nhỏ” |
Có người thủ thỉ, khuyên cô vợ nên dành một khoản để đầu tư cho bản thân, có thể là đi học vì cô từng có vài lần kinh doanh thất bại |
Tựu trung lại, với mức thu nhập lên tới tiền tỷ mỗi tháng, mọi người đều không khuyên cô vợ này nên cắt giảm chi tiêu; mà ngược lại, còn cho rằng cô nên chi tiền cho bản thân nhiều hơn. Vì nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy trong những khoản chi mà cô vợ liệt kê, chỉ có 1 gạch đầu dòng duy nhất là phần chi mà cô vợ dành cho mình: “Quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng - 1 triệu”. Rõ ràng, đây là con số khiêm tốn, không quá nhiều, thậm chí là ít so với nhu cầu chăm sóc ngoại hình, sắc đẹp của một người phụ nữ.
Thấy được gì từ chia sẻ này?
1 - Đừng coi thường việc ghi chép chi tiêu khi thu nhập chưa cao
Không ít người thường xem nhẹ việc ghi chép lại chi tiêu, có thể do lười, có thể do đãng trí - lúc nhớ lúc quên, nên thành ra việc ghi chép không hiệu quả. Nhưng từ chia sẻ của cô vợ trong câu chuyện phía trên, có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận: Ghi chép chi tiêu chỉ là việc vô thưởng vô phạt nếu thu nhập cao gấp 10 mức chi tiêu trung bình hàng tháng.
Họ kiếm tiền tỷ, và mức chi tối thiểu của họ là 80 triệu. Rõ ràng, có ghi chép chi tiêu hay không cũng không quá quan trọng, vì kể cả họ bội chi 4-5 lần so với mức tối thiểu, thì cũng… chẳng sao, đơn giản vì thu nhập vượt xa mức chi tiêu.
Ảnh minh họa |
Còn với chúng ta, những người chưa quá dư dả, thu nhập chưa quá cao, tiền tiết kiệm và tài sản tích lũy cũng chưa nhiều, thì ghi chép chi tiêu là điều bắt buộc. Phải ghi lại, mới có cơ sở dữ liệu để nhìn vào, và tìm ra những khoản chi chưa hợp lý. Từ đó, cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm được nhiều hơn.
2 - Đừng quá ưu tiên lối sống hưởng thụ
Nhìn lại một lượt các khoản chi của gia đình 6 người phía trên, công tâm mà nói, họ chủ yếu đầu tư cho việc giáo dục và nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của cả nhà; chứ không có quá nhiều khoản chi cho việc vui chơi, du lịch xa xỉ.
Đây là điều không phải ai cũng làm được. Đương nhiên, hưởng thụ cuộc sống là mong muốn chính đáng, bất kể thu nhập cao hay thấp; nhưng nếu việc hưởng thụ ấy khiến chúng ta hết sạch tiền, thậm chí là âm tiền, có lẽ, cũng nên tiết chế và cân bằng lại đôi chút.
3 - Ưu tiên đầu tư phát triển bản thân
Dù thu nhập cao hay chỉ ở mức “bình bình”, dù đã có gia đình hay vẫn đang độc thân, việc chi tiền để phát triển bản thân vẫn luôn là một khoản chi xứng đáng, không có gì phi lý và cũng không nên cắt giảm.
Ảnh minh họa |
Không phải tự nhiên mà người ta lại bảo “học không bao giờ là thừa”. Học để có kiến thức, để giảm thiểu rủi ro thua lỗ khi kinh doanh, đầu tư. Học để bản thân không dậm chân tại chỗ, tập yoga hay thêu thùa, đàn hát, may vá,... nghe tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng đó chính là những hoạt động giúp chúng ta cải thiện sức khỏe thể chất, chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Học gì cũng được, chỉ cần mình biết thêm một thứ mới, hiểu hơn về những điều mà trước đây bản thân còn mù mờ, dần dần, sau khoảng vài ba năm nhìn lại, sẽ có lúc bạn thấy mình thông tuệ hơn hẳn ngày xưa. Chưa kể, càng có nhiều kỹ năng, hiểu biết càng sâu rộng, càng dễ đa dạng hóa thu nhập. Thế nên, đừng bao giờ xem nhẹ hay bỏ qua việc đầu tư, phát triển bản thân.
Đi học tiết kiệm được 150 triệu nhưng mất sạch, ôm một đống nợ vì sai lầm nhiều người trẻ mắc phải!
4 năm sinh viên cố gắng lắm mới tiết kiệm được 150 triệu, vậy mà…