Melisa Raouf, sinh viên đại học 20 tuổi đến từ phía nam thủ đô London (Anh) đã tiến vào vòng bán kết của một cuộc thi sắc đẹp hôm thứ Hai vừa qua với gương mặt mộc. Cô đã trở thành thí sinh đầu tiên lọt vào vòng chung kết một cuộc thi sắc đẹp có lịch sử gần nửa thế kỷ mà không cần trang điểm. Giờ đây, cô sẽ cạnh tranh trong vòng chung kết diễn ra vào tháng Mười này cho chiếc vương miện.
“Điều đó rất có ý nghĩa đối với tôi bởi tôi thấy nhiều cô gái trong các độ tuổi khác nhau thường trang điểm chỉ bởi họ cảm thấy áp lực trước công chúng”, Raouf nói trong cuộc phỏng vấn trên tờ Independent của Anh.
Melisa Raouf (Ảnh: CNN). |
“Nếu bạn cảm thấy hài lòng với làn da của chính mình, bạn không nên trang điểm để che đi khuôn mặt. Những khuyết điểm tạo nên con người chúng ta, và đó chính là thứ giúp chúng ta trở nên duy nhất”, cô nói.
Raouf cho biết mặc dù cô đã bắt đầu trang điểm từ khi còn rất trẻ, nhưng cô quyết định tránh truyền thống này cho cuộc thi.
“Tôi chưa bao giờ cảm thấy bản thân hợp với những tiêu chuẩn sắc đẹp. Tôi gần đây mới nhận ra rằng bản thân đẹp khi được là chính mình, và đó là lý do tại sao tôi quyết định tham dự cuộc thi mà không trang điểm”, cô chia sẻ trong cuộc phỏng vấn.
Ảnh: CNN. |
Trong tháng Năm, Raouf đã đăng một bức hình tự chụp trên Instagram từ vòng “mặt mộc” của cuộc thi, với dòng chữ “đón nhận những khuyết điểm và sự không hoàn hảo”.
Chia sẻ trên CNN, bà Angie Beasley - giám đốc cuộc thi Hoa hậu Anh nói: “Chúng tôi giới thiệu vòng thi “Top Model mặt mộc” vào năm 2019 vì hầu hết các thí sinh đều gửi những tấm hình đã qua chỉnh sửa với lớp trang điểm kỹ lưỡng, và cái chúng tôi muốn thấy là con người thật đằng sau lớp trang điểm ấy”.
Theo những người tổ chức, Raouf dự định sẽ tiếp tục để mặt mộc tại vòng chung kết quốc gia vào tháng Mười tới.
“Chúng tôi chúc cô ấy may mắn trong cuộc thi Hoa hậu Anh. Đó là việc làm rất dũng cảm khi những thí sinh khác đều được trang điểm kỹ lưỡng. Cô ấy đã gửi một thông điệp vô cùng ý nghĩa tới những phụ nữ trẻ”, bà Beasley cho biết.
Màu son đỏ và hành trình của biểu tượng nữ quyền
Qua hàng thế kỷ, màu son đỏ dường như đã trở thành một thứ vũ khí văn hóa hùng mạnh và được đón nhận như một biểu tượng của nữ quyền.