Thị trường nông sản 9/6: Giá nhiều loại nông sản chủ chốt đều giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê, hồ tiêu, cao su đều giảm trong khi giá lúa mì tiếp tục tăng do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraina

Giá cà phê giảm nhẹ

Cụ thể, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 42.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng: 41.800 đồng/kg, Gia Lai: 42.400đồng/kg, Đắk Nông: 42.400đồng/kg, Kon Tum: 42.300đồng/kg. Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46.400đồng/kg.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch quanh mức 2,3 USD, gần với mức cao nhất trong ba tháng là 2,4 USD vào ngày 1/6, trong bối cảnh sức mạnh thực tế nói chung và lo ngại về nguồn cung thắt chặt. Các đại lý cho biết thị trường vẫn được hỗ trợ tốt bởi dòng chảy hạn chế từ Brazil và Trung Mỹ, với thu hoạch ở những người trồng hàng đầu là Brazil tụt hậu so với mức trung bình trong lịch sử. 

Trong khi đó, Liên đoàn những người trồng cà phê Colombia đã báo cáo vào ngày 5 tháng 5 rằng xuất khẩu cà phê tháng 4 của Colombia giảm 18% so với cùng kỳ xuống còn 845.000 bao. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo niên vụ cà phê 2022/23 của Colombia ở mức 13 triệu bao, ổn định từ năm 2021/22. 

Thị trường nông sản 9/6: Giá cà phê, hồ tiêu, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 239,88 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 262,44 trong thời gian 12 tháng.

Theo ước tính, tháng 5/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 150 nghìn tấn, trị giá 343 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm 5,4% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 15,2% về lượng và tăng 40,7% về trị giá.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.248 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 22,1% so với tháng 5/2021.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.251 USD/tấn, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2021.

Về chủng loại, trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cà phê tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ cà phê excelsa.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta tháng 4/2022 đạt 137,62 nghìn tấn, trị giá 269,38 triệu USD, tăng 20,2% về lượng và tăng 49,4% về trị giá so với tháng 4/2021.

Xuất khẩu tiêu Việt Nam giảm hơn 10% trong tháng 5

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 71.500 – 75.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.500 đồng/kg; Bình Phước: 73.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 75.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 9/6: Giá cà phê, hồ tiêu, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 2.

Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu được 21.929 tấn hồ tiêu các loại. Trong đó tiêu đen đạt 18.855 tấn, tiêu trắng đạt 3.074 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 98,7 triệu USD, tiêu đen đạt 80,3 triệu USD, tiêu trắng đạt 18,4 triệu USD.

So với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 11,6%, kim ngạch giảm 14,3%. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm, tuy nhiên, có đến 3 doanh nghiệp xuất khẩu trên 2.000 tấn trong tháng, đứng đầu là Olam Việt Nam đạt 2.694 tấn, tiếp theo là Trân Châu đạt 2.615 tấn và Phúc Sinh đạt 2.106 tấn.

Nhập khẩu của thị trường Mỹ trong tháng 5 đạt 5.781 tấn, tăng 11,2% so với tháng 4 và tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của Hồ tiêu Việt Nam. Tiếp theo là các thị trường Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE): 2.085 tấn, Ấn Độ: 1.745 tấn, Đức: 1.132 tấn…

Tính đến hết tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu được 101.339 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 đạt 468,4 triệu USD, tiêu đen đạt 373,8 triệu USD, tiêu trắng đạt 94,6 triệu USD.

So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 16,9% tương đương 20.587 tấn và so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 31,6%, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng tăng 22,6%, tương đương 86,4 triệu USD so với cùng kỳ 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hồ tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục đà giảm trong thời gian tới. Nhu cầu tiêu thụ giảm do những tác động tiêu cực từ xung đột ở Ukraine và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc.

Căng thẳng địa chính trị khiến lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu toàn cầu.

Hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 - 4 tháng trước.

Thị trường cao su châu Á chìm trong "sắc đỏ"

Giá cao su hôm nay giảm mạnh tại các sàn châu Á, giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm hơn 1%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay kỳ hạn tháng 10/2022, giảm mạnh xuống mức 257,8 JPY/kg, giảm mạnh 1,9 yên, tương đương 0,73%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 20 CNY, ghi nhận 13.045 CNY/tấn, tương đương 0,15%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản hôm nay giảm trở lại do dữ liệu cho thấy chi tiêu hộ gia đình trong nước và thu nhập giảm trong tháng 4/2022, gia tăng áp lực lên nền kinh tế đang suy thoái.

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 1,2% xuống mức 166,4 US cent/kg.

Thị trường nông sản 9/6: Giá cà phê, hồ tiêu, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 3.

Cao su tăng 37,20 JPY / kg hay 16,70% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Dự báo xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ tiếp tục khả quan trong năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022.

Giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 5/2022 đạt 1.645 USD/tấn, giảm 8,9% so với tháng 4/2022 và giảm 5% so với tháng 5/2021.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 595 nghìn tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), SVR3L, SVR10, Latex, RSS3, SVRCV60,…

Nhìn chung trong những tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam, với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.

Giá lúa mì tiếp tục tăng

Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm xuống 10,7 USD / giạ sau khi tăng hơn 5% vào thứ Hai, sau khi các báo cáo về nguồn cung được cải thiện từ các nguồn thay thế đã làm giảm nhẹ lo ngại về tình trạng thiếu hụt gia tăng. Thời tiết thuận lợi ở Australia đã nâng dự báo sản lượng lên 30,8 triệu tấn cho năm 2022/23, cao hơn 22% so với mức trung bình 10 năm. 

Thị trường nông sản 9/6: Giá cà phê, hồ tiêu, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 4.

Lúa mì dự kiến sẽ giao dịch ở mức 1073,70 USd / BU vào cuối quý này, theo kỳ vọng của các nhà phân tích và mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 1181,44 trong thời gian 12 tháng.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cho biết họ có thể cho phép vận chuyển 500 nghìn tấn sau khi lệnh cấm xuất khẩu của họ đã nâng giá lúa mì lên mức cao nhất trong 14 năm là 12,84 USD. Tuy nhiên, báo cáo của FAO vào tháng 6 dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu giảm đầu tiên trong 4 năm cho mùa vụ tới, với sự sụt giảm chủ yếu đối với gạo và lúa mì. 

Điều này xảy ra trên các mối quan tâm về nguồn cung hiện tại. Phương Tây khó có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Moscow, một yêu cầu do Nga đặt ra để mở các hành lang thương mại ở các cảng thuộc Biển Đen và Biển Azov của Ukraine. 

Hợp đồng tương lai lúa mì có sẵn để giao dịch tại Chicago Board of Trade (CBOT), Euronext, Kansas City Board of Trade (KCBT) và Minneapolis Grain Exchange (MGEX). Đơn vị hợp đồng tiêu chuẩn là 5.000 giạ. Các nhà sản xuất lúa mì lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Pháp, Úc và Canada. 

Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất, tiếp theo là Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ukraine, Úc và Argentina. Ukraine và Nga chiếm gần 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu trước khi Nga xâm lược Ukraine. Giá lúa mì được hiển thị trong Kinh tế học giao dịch dựa trên các công cụ tài chính mua bán tại quầy (OTC) và hợp đồng chênh lệch (CFD). 

HÀ MY